Virus H7N9 có thể tấn công Việt Nam và một số nước châu Á

Một nhóm các nhà khoa học thuộc trường Đại học Tự do Brussels, Học viện nghiên cứu vật nuôi quốc tế, Đại học Oxford (Anh) và Trung tâm ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc cho rằng, ngoài Trung Quốc, có thêm năm nước ở châu Á, trong đó có Việt Nam, có thể sẽ bị virus cúm gia cầm chủng H7N9 tấn công.

H7N9 là một chủng virus cúm A đã cướp đi mạng sống của khoảng 100 người kể từ khi nó xuất hiện hồi tháng 3/2013 tại Trung Quốc.

Theo nghiên cứu mới được công bố, một số khu vực tại năm quốc gia châu Á là Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia, Philippines và Việt Nam có nguy cơ bị virus H7N9 tấn công, do vẫn còn tồn tại các chợ buôn bán gia cầm sống nằm lẫn trong các khu vực tập trung đông dân.

Những khu vực có nguy cơ xuất hiện dịch cao là các thành phố nằm rải rác ở khu vực duyên hải phía Đông và Đông Nam Trung Quốc cho đến nay chưa phát hiện virus này, vùng Bengal (gồm Bangladesh và bang West Bengal của Ấn Độ), khu vực thượng lưu sông Hồng và sông Mekong ở Việt Nam và những khu vực hẻo lánh của Indonesia và Philippines.


Các chợ gia cầm ở thủ phủ Trường Sa, tỉnh miền trung Hồ Nam đã dừng bán gia cầm. (Nguồn: THX/TTXVN)

Tạp chí Nature Communications mới đây đã đăng tải một bản đồ theo dõi diễn biến hoạt động của virus cúm H7N9 với một công cụ xác định các điểm bùng phát dịch.

H7N9 là chủng virus cúm gia cầm thứ hai sau virus H5N1 lây lan trong những năm gần đây từ các khu chợ buôn bán gia cầm sống do người buôn bán và người mua hàng tiếp xúc trực tiếp với gà vịt nhiễm bệnh.

Mặc dù chủng H5N1 được cho là nguy hiểm đối với con người hơn rất nhiều lần so với H7N9, nhưng nó lại dễ bị phát hiện hơn do gia cầm nhiễm virus luôn có biểu hiện ốm bệnh. Trong khi đó, virus H7N9 rất khó phát hiện do gia cầm thường không có biểu hiện bệnh khi nhiễm virus này.

Các nhà nghiên cứu cho biết sự lây lan chậm của các ca nhiễm H7N9 ở các tỉnh miền Trung và Nam Trung Quốc cho thấy bất chấp các nỗ lực kiểm soát chặt chẽ, vẫn khó khống chế được virus H7N9.

Nhiều bằng chứng ở miền Đông Bắc Trung Quốc đã chỉ ra rằng các khu trang trại chăn nuôi công nghiệp tập trung không phải nguồn phát tán chính virus H7N9, mà những trang trại nhỏ nơi gia cầm nuôi có điều kiện tiếp xúc với chim hoang dã nhiều hơn và các khu chợ buôn bán gia cầm nhiễm bệnh mới là nguồn lây nhiễm chính.

Ban đầu H7N9 làm dấy lên nỗi lo sợ về khả năng dễ dàng lây nhiễm từ người sang người và dẫn đến dịch bệnh toàn cầu. Tuy nhiên, các quan chức Trung Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định không có bằng chứng nào cho thấy khả năng lây lan virus này từ người sang người, mặc dù có một số trường hợp nhiễm bệnh trong cùng một gia đình.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News