Virus HIV có thể ẩn nấp trong não người, chực chờ lây lan

Một nghiên cứu mới đây trên chuột và mô người cho thấy virus HIV có thể ẩn náu trong não ngay cả khi người bệnh đang điều trị bằng liệu pháp kháng virus.

Nếu quá trình điều trị dừng lại, virus ẩn nấp trong não sẽ lây nhiễm sang các cơ quan khác, sau đó lây nhiễm các cơ quan khác trong cơ thể nếu việc điều trị đó bị dừng lại.

Virus HIV gây bệnh AIDS, làm tê liệt hệ thống miễn dịch và đe dọa tính mạng người bệnh. Điều trị bằng thuốc kháng virus kết hợp (cART) có thể làm giảm đáng kể nồng độ virus trong cơ thể, triệt tiêu các triệu chứng và người được điều trị không còn lây nhiễm cho người khác. Tuy nhiên, quá trình điều trị bằng cART phải thực hiện hàng ngày. Nếu tạm dừng, virus có thể sẽ "bùng phát" từ các "căn cứ" mà nó ẩn náu trong cơ thể.

Virus HIV có thể ẩn nấp trong não người, chực chờ lây lan
Virus HIV có thể ẩn nấp trong não người. (Ảnh: iStock).

Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí PLOS Pathogens cho thấy một trong những "căn cứ" này nằm trong các tế bào não - gọi là tế bào hình sao.

Tế bào hình sao chiếm khoảng 60% tổng số tế bào trong não người. Các nhà khoa học trong nghiên cứu ước tính 1-3% các tế bào này có thể chứa HIV.

"Thậm chí 1% có thể đóng vai trò như một "ổ chữ", một "khu bảo tồn". Nếu chúng ta cố tìm ra phương pháp chữa trị HIV thì không thể bỏ qua điều này", Giáo sư Lena Al-Harthi tới từ Khoa Vi khuẩn và Miễn dịch Vi khuẩn tại Trung tâm Y tế Đại học Rush, Chicago - tác giả của nghiên cứu cho hay.

Al-Harthi và các đồng nghiệp rút ra kết luận này sau khi thực hiện thí nghiệm tiêm tế bào người vào chuột cũng như kiểm tra mô não người sau khi chết.

Mặc dù cả 2 thí nghiệm đều cung cấp cái nhìn sâu sắc về vai trò của tế nào hình sao trong việc nhiễm virus HIV, một tác giả của nghiên cứu khẳng định cần phải làm nhiều hơn để tìm hiểu chính xác cách thức virus gây bệnh ở người.

"Các mô hình động vật có thể cho chúng ta biết khá nhiều. Chúng không phải là con người, nhưng chúng có thể thông báo cho chúng ta khá nhiều. Nếu tế bào hình sao hoạt động như một "ổ chứa" HIV trong nhiễm trùng ở người và virus có thể thoát khỏi não, kích hoạt nhiễm trùng ở những nơi khác, chúng ta cần tìm ra cách chữa bệnh", Tiến sĩ Lishomwa Ndhlovu, Giáo sư về miễn dịch học tại Y học Weill Cornell cho hay.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cách giữ mạng sống của người đàn ông mang nhóm máu

Cách giữ mạng sống của người đàn ông mang nhóm máu "quý hơn vàng"

Sở hữu nhóm máu hiếm, Thomas buộc phải tự bảo vệ bản thân mình từ khi còn nhỏ bởi nếu có tai nạn xảy ra, sẽ khó lòng tìm thấy người hiến máu cho anh.

Đăng ngày: 17/06/2020
Phát triển thành công da từ tế bào gốc có thể được cấy ghép và mọc lông

Phát triển thành công da từ tế bào gốc có thể được cấy ghép và mọc lông

Trong một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature, các nhà nghiên cứu cho biết họ có thể nuôi cấy mô da nhiều lớp có khả năng mọc lông, tóc, tiết ra bã nhờn và nhạy cảm khi chạm vào.

Đăng ngày: 16/06/2020
Bột sắn dây có tác dụng gì?

Bột sắn dây có tác dụng gì?

Nhiều người vẫn có thói quen uống bột sắn dây vào mùa hè để giải nhiệt. Vậy thực chất bột sắn dây có tác dụng gì, uống bột sắn dây có mát không và uống như thế nào là đúng cách.

Đăng ngày: 15/06/2020
Có nên cho hộp nhựa gắn nhãn

Có nên cho hộp nhựa gắn nhãn "an toàn" vào lò vi sóng?

Ngay cả với những loại hộp nhựa có gắn nhãn có thể sử dụng an toàn trong lò vi sóng, giới chuyên gia vẫn khuyến cáo không nên dùng vì nguy cơ rò rỉ hóa chất có hại cho sức khỏe con người.

Đăng ngày: 14/06/2020
Tại sao một số cơ quan trên cơ thể có khả năng tái tạo, còn số khác thì không?

Tại sao một số cơ quan trên cơ thể có khả năng tái tạo, còn số khác thì không?

Các nhà khoa học đã cố tìm câu trả lời cho câu hỏi này trong suốt một thời gian dài. Tin tốt là sau nhiều năm nghiên cứu, chúng ta nay đã biết được phần nào cơ chế đằng sau điều thần kỳ này.

Đăng ngày: 14/06/2020
Tại sao cần vệ sinh rốn?

Tại sao cần vệ sinh rốn?

Rốn của con người hình thành khi bác sĩ cắt dây rốn. Tùy vào cách vết cắt đấy lành mà chúng ta có thể có rốn lồi hoặc rốn lõm.

Đăng ngày: 13/06/2020
Dấu hiệu nhận biết sớm viêm não Nhật Bản ở trẻ

Dấu hiệu nhận biết sớm viêm não Nhật Bản ở trẻ

Viêm não Nhật Bản có thể dẫn đến sốt, nhức đầu, rối loạn tâm thần, co thắt ở cổ và cột sống, yếu cơ.

Đăng ngày: 13/06/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News