Virus lạ tấn công thỏ hệt như Covid-19 ở người

Loại virus nguy hiểm hiện đang lan rộng, cướp đi sinh mạng của hàng ngàn con thỏ ở Mỹ. Virus nhanh chóng lan ra nhiều tiểu bang, sang Mexico và một số nước Trung Mỹ.

Đó là virus gây bệnh xuất huyết truyền nhiễm trên thỏ loại 2 (RHD-2). Hiện tại Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết virus chỉ ảnh hưởng đến loài thỏ.

Virus lạ tấn công thỏ hệt như Covid-19 ở người
Dịch bệnh đang ảnh hưởng số lượng lớn thỏ rừng ở châu Mỹ - (Ảnh: GETTY IMAGES).

Theo CNN, dịch bệnh bùng phát ở bang New Mexico (Mỹ) vào tháng 3/2020, lan đến các bang Texas, Arizona, Colorado, Nevada, California rồi đến Mexico và nhiều nước Trung Mỹ.

Đây là lần đầu tiên virus này bùng phát trên diện rộng ngoài tự nhiên ở châu Mỹ. Ước tính sơ bộ khoảng 10.000 con thỏ rừng đã chết và đang đe dọa đến các trang trại thỏ nhà.

Bác sĩ thú y Ralph Zimmerman ở New Mexico (Mỹ) cho biết các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân khởi phát dịch. Zimmerman suy đoán dịch bệnh cập bến châu Mỹ do tình trạng kiểm soát các giống thỏ nhập khẩu nhiều nơi chưa chặt chẽ.

Trước đây, dịch bệnh xuất huyết truyền nhiễm từng bùng phát ở Pháp năm 2010, sau đó lan rộng đến nhiều nước châu Âu rồi sang Úc.

"Có thể một số con thỏ nhà nhập khẩu đã mắc bệnh. Nông dân vứt xác chúng ra ngoài môi trường và lây virus sang các loài thỏ rừng", Zimmerman nói.

Virus lạ tấn công thỏ hệt như Covid-19 ở người
Thỏ mắc RHD-2 cũng phải cách ly như người mắc Covid-19 - (Ảnh: GETTY IMAGES).

Theo Trung tâm Sức khỏe Hoang dã Quốc gia (Mỹ), loại virus này có thể "sống dai" cả trong môi trường khô hạn hay giá lạnh.

Hiện nhiều vùng đã thử nghiệm các loại vắcxin nhưng theo các chuyên gia, bước đi này khá trễ khi dịch có thể đã lan rộng trong các đàn thỏ rừng và đang "tấn công" các đàn thỏ nhà.

Theo Anne Martin, giám đốc điều hành Hiệp hội Thỏ nhà Mỹ, giữa RHD-2 và Covid-19 có nhiều điểm chung. Cả 2 lây lan nhanh và tiềm ẩn nguy cơ tử vong cao trên duy nhất loài ảnh hưởng (thỏ hoặc người).

Để phòng chống RHD-2, thỏ bị bệnh cũng phải được cách ly như những người nhiễm Covid-19. 

Cũng theo bà Anne Martin, thỏ là mắc xích quan trọng trong hệ sinh thái nên dịch bệnh ảnh hưởng đến thỏ sẽ để lại tác động mạnh cho môi trường.

Nếu số thỏ suy giảm, nhiều loài thú săn mồi cũng sẽ đột ngột mất đi lượng lớn thức ăn, đối diện nguy cơ chết đói. Ở chiều ngược lại, các loại cây cỏ thỏ rừng hay ăn nay có cơ hội phát triển mạnh, ảnh hưởng đến những thực vật khác, gây mất cân bằng hệ sinh thái.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài ong xanh tưởng đã tuyệt chủng tái xuất sau 4 năm

Loài ong xanh tưởng đã tuyệt chủng tái xuất sau 4 năm

Các nhà sinh vật học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Florida phát hiện loài ong xanh quý hiếm tại Mỹ lần đầu tiên sau 4 năm.

Đăng ngày: 20/05/2020
Rùng mình cảnh nhện sói mẹ cõng đàn con nhung nhúc trên lưng

Rùng mình cảnh nhện sói mẹ cõng đàn con nhung nhúc trên lưng

Con nhện sói mẹ mang trên lưng hàng chục con non mới nở bước đi lầm lũi trên mặt đất tạo ra một khung cảnh rùng rợn.

Đăng ngày: 20/05/2020
Phát hiện loài côn trùng giúp con người gom rác nhựa

Phát hiện loài côn trùng giúp con người gom rác nhựa

Một loại ấu trùng thuộc Bộ Cánh lông đã thích nghi với sự ô nhiễm môi trường, tuy nhiên điều này có thể đánh đổi bằng mạng sống của chúng.

Đăng ngày: 19/05/2020
Tìm thấy loài ký sinh mới trong khi lướt Twitter

Tìm thấy loài ký sinh mới trong khi lướt Twitter

Đây là lần đầu tiên một loài sinh vật được phát hiện nhờ ảnh chụp trên mạng xã hội Twitter.

Đăng ngày: 18/05/2020

"Bí ẩn sinh học" ở loài ong mật Nam Phi

Khả năng chỉ sinh con cái mang lại cho tất cả những con ong thợ Nam Phi cơ hội được 'tái sinh' về mặt di truyền thành một con ong chúa mới.

Đăng ngày: 17/05/2020
Trồng cây trên sa mạc là tốt hay xấu?

Trồng cây trên sa mạc là tốt hay xấu?

Sa mạc hoá là hiện tượng biến đổi nguy hiểm đang đe doạ không ít quốc gia trên thế giới nên phương án trồng cây trên vùng sa mạc dường như là một phương pháp hữu hiệu để ngăn chặn hiện tượng này.

Đăng ngày: 17/05/2020
Chuyện ly kỳ quanh cây dầu rái trên 300 năm tuổi

Chuyện ly kỳ quanh cây dầu rái trên 300 năm tuổi

Ở An Giang có 5 cây cổ thụ được công nhận là cây di sản, chủ yếu tập trung ở 2 huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên.

Đăng ngày: 15/05/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News