Virus lạ vừa được lai tạo đang lan rộng khắp Trái đất
"Mirus" trong cái tên mirusvirus có nghĩa là "lạ" trong tiếng Latin, bởi các nhà khoa học khẳng định chúng là một nhóm virus chưa từng hiện diện trước đây.
Theo Live Science, kết quả nghiên cứu sơ bộ cho thấy virus lạ có thể liên quan đến nhóm virus lớn có tên là Duplodnaviria, bao gồm nhóm virus quen thuộc herpes lây nhiễm cho động vật và con người dựa trên các gene mã hóa chung cho lớp vỏ.
Nhưng loại virus lạ này cũng chia sẻ một số lượng gene đáng kinh ngạc với một nhóm virus khổng lồ khác được gọi là Varidnaviria.
Điều này cho thấy chúng rất có thể là một sản phẩm lai tạo vừa mới ra đời, nhà nghiên cứu Tom Delmont từ Trung tâm Nghiên cứu khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) nói với Live Science.
Hình ảnh một mẫu nước biển cho thấy sự hiện diện của nhiều sinh vật phù du, những thứ mà cơ thể rất có thể đang mang virus lạ - (Ảnh: LIVE SCIENCE).
Nhóm của tiến sĩ Delmont đã công bố nghiên cứu của mình trên tạp chí khoa học Nature hôm 19-4, cho rằng phát hiện mới là lời khẳng định cho thấy nhân loại vẫn còn biết rất ít về thế giới các vi sinh vật đại dương.
Nghiên cứu cũng cho thấy nhóm virus lạ này đang lan rộng khắp các đại dương Trái Đất, từ Bắc Cực đến Nam Cực, cũng như đang lây nhiễm cho các sinh vật phù du quanh những nơi mà chúng dần xâm chiếm.
Bằng cách xâm nhập vào các tế bào của sinh vật phù du, điều chỉnh hoạt động của chúng và từ đó tác động sâu sắc đến dòng carbon và chất dinh dưỡng luân chuyển trong các đại dương.
Sự hiện diện của chúng được xác định qua việc phân tích bộ dữ liệu từ chuyến thám hiểm đại dương Tara, một dự án quốc tế đã thu thập gần 35.000 mẫu nước biển có chứa virus, tảo và các sinh vật phù du từ năm 2009 đến 2013.
Nhóm nghiên cứu đã tìm kiếm các manh mối tiến hóa trong hàng triệu gene vi sinh vật và tìm thấy mirusvirus, thứ mà họ gọi là "kho báu tiến hóa".
Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu virus lạ và hy vọng chúng có thể là chìa khóa để giải quyết nguồn gốc bí ẩn của virus herpes với nhiều chủng loại đang tồn tại trong cơ thể con người chúng ta.
Các gene mã hóa lớp vỏ bảo vệ quanh ADN của cả 2 loại virus giống nhau một cách đáng kinh ngạc, cho thấy chúng có liên quan tới nhau và có thể có chung một lịch sử tiến hóa. Tìm hiểu về chúng có thể giúp tăng cường hiểu biết về một số căn bệnh mà herpes gây ra cho con người.

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ
Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Vì sao bạch đàn được gọi là "cây hút vàng"? Bí mật nằm ở bộ phận vùi sâu dưới lòng đất
Các nhà nghiên cứu Australia xác nhận rằng loài cây này có rễ ăn sâu hút vàng từ các mỏ quặng dưới lòng đất và vận chuyển chúng vào lá của chúng.

Những loài hoa "trăm năm mới nở" một lần: Có loài mọc đầy ở Việt Nam!
Cọ Talipot, cây Melocanna Baccifera, tre Việt Nam... là những loài cây phải đến cả chục năm, thậm chí tới cả trăm năm mới nở hoa một lần.

Dưa hấu mọc trên sa mạc, các chuyên gia cảnh báo: Có khát cũng không được chạm vào
Thế giới này quả thực không thiếu những chuyện lạ. Vì sao dưa hấu mọc trên sa mạc lại không thể ăn?

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
