Vitamin D là gì? Tác dụng của Vitamin D

Vitamin D là một nhóm các secosteroid tan được trong chất béo, có chức năng làm tăng cường khả năng hấp thu canxi và phosphat ở đường ruột. Ở người, các hợp chất quan trọng nhất trong nhóm này là vitamin D₃ và vitamin D₂.

Tác dụng của vitamin D

Vitamin D là một loại vitamin tan trong dầu, thường được sử dụng cho trong các trường hợp:

  • Điều trị hạ phosphate huyết và hội chứng Fanconi;
  • Điều trị hạ canxi ở những bệnh nhân suy tuyến cận giáp và giả suy cận giáp;
  • Điều trị bệnh vảy nến;
  • Điều trị nhuyễn xương;
  • Điều trị loãng xương;
  • Phòng ngừa và điều trị còi xương;
  • Điều trị loạn dưỡng xương do thận;
  • Ngăn ngừa các bệnh tự miễn dịch và ung thư.

Cách sử dụng vitamin D

Bạn nên dùng vitamin D theo chỉ dẫn trên nhãn, hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bạn nên nuốt thuốc viên nang hoặc viên nén trong trường hợp sử dụng thuốc dạng viên. Không dùng nhiều hoặc ít hơn so với liều khuyến cáo của vitamin D. Bạn có thể hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng vitamin D.

Vitamin D là gì? Tác dụng của Vitamin D
Nên bảo quản vitamin D ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng.

Cách bảo quản vitamin D

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Thực phẩm giàu vitamin D

Vitamin D có trong những thực phẩm sau:

  • Nấm
  • Sữa tươi nguyên kem
  • Dầu gan cá tuyết
  • Đậu phụ
  • Pho mát
  • Trứng
  • Sữa đậu nành
  • Hàu
  • Yến mạch
  • Trứng

Liều dùng

Liều dùng cho người lớn

  • Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh loãng xương do thuốc chống động kinh: Bạn dùng 2000 IU vitamin D2 và dùng 390 mg canxi lactate uống hàng ngày trong ba tháng.
  • Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh tự miễn: Bạn dùng 0,25-2 mcg alfacalcidol uống 1-2 lần mỗi ngày và dùng 0,5 mcg 1-alfa-OH D3 uống hàng ngày cho đến 12 tháng.
  • Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh tim: Bạn dùng 200-2000 IU hoặc 10-25 mcg vitamin D2 hoặc D3 uống hàng ngày trong 1,4-84 tháng, kèm hoặc không kèm với canxi;

Bạn dùng 100000 IU vitamin D2 hoặc D3 uống 3 lần mỗi năm đến 3 năm;

Bạn dùng 300000 IU vitamin D2 tiêm;

Liều thuốc dạng uống tiếp theo bao gồm: 1 g vitamin D2, 800 IU vitamin D3, kèm với 1 g canxi hàng ngày trong 12 tháng.

  • Liều dùng thông thường cho người lớn bị hạ canxi do tuyến cận giáp hoạt động quá mức: Bạn dùng 0,5-1 mcg calcitriol, 0,5 g vitamin D và 400 IU vitamin D uống 1-2 lần mỗi ngày với 0,5-1,5 g canxi cacbonat.
  • Liều dùng thông thường cho người lớn có nồng độ cholesterol cao: Bạn dùng 300-3332 IU hoặc 7,5-1250 mcg cholecalciferol, calcitriol, ergocalciferol và alpha-calcidioltaken uống hàng ngày từ 42 ngày đến 3 năm.
  • Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh tăng huyết áp: Bạn dùng 400-8571 IU vitamin D uống mỗi ngày (kèm hoặc không kèm canxi).
  • Liều dùng thông thường cho người lớn hạ canxi máu: Bạn dùng 0,25 mcg calcitriol uống mỗi ngày. Liều tối đa có thể là 0,25 mcg mỗi ngày trong khoảng 4-8 tuần.
  • Liều dùng thông thường cho người lớn bị giảm hoạt động của tuyến cận giáp: Bạn dùng liều khởi đầu 0,75-2,5 mg dihydrotachysterol hàng ngày trong vài ngày. Liều duy trì là 0,2-1 mg, uống hàng ngày.
  • Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh loãng xương: Bạn dùng 100-200000 IU vitamin D2 hoặc D3 uống hàng ngày hoặc mỗi hai tháng trong sáu tháng, đôi khi dùng kèm với 800-1500 mg canxi.
  • Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh vảy nến: Bạn thoa calcipotriene (Dovonex®) lên da 2 lần mỗi ngày. Các chất tương tự như vitamin D được sử dụng riêng rẽ hoặc kết hợp với corticoid bôi lên da trong 3-52 tuần. Bạn dùng một liều 50 mg/g calcipotriene, 4 mg/g tacalcitol và 3 mg/g calcitriol được thoa lên da 1-2 lần mỗi ngày trong 4-12 tuần.

Liều dùng cho trẻ em

  • Liều dùng thông thường cho trẻ em đối với chức năng miễn dịch: Bạn dùng 2000 IU vitamin D cho trẻ uống mỗi ngày trong suốt năm tuổi đầu tiên.
  • Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh loãng xương: Bạn dùng 0,25 mcg calcitriol cho trẻ uống kết hợp với 500 mg canxi nguyên tố mỗi ngày trong chín tháng.
  • Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh còi xương: Bạn dùng 125-250 mcg (5000-10000 IU) vitamin D cho trẻ uống hàng ngày trong 2-3 tháng.

Vitamin D có những dạng và hàm lượng sau:

  • Viên nén: 1000 IU, 25 mcg, 400 IU;
  • Viên nang: 400 IU, 1000 IU, 2000 IU.

Tác dụng phụ

Vitamin D là gì? Tác dụng của Vitamin D
Dùng vitamin D thường không gây ra tác dụng phụ.

Dùng vitamin D thường không gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, sử dụng vitamin D trong một thời gian dài hoặc dùng quá liều vitamin D có thể gây ra một số tác dụng phụ sau đây:

  • Tăng huyết áp;
  • Sốt cao;
  • Nhịp tim không đều;
  • Đau bụng (dữ dội);
  • Đau xương;
  • Táo bón;
  • Tiêu chảy;
  • Buồn ngủ;
  • Khô miệng;
  • Đau đầu;
  • Khát nước;
  • Tăng số lần đi tiểu đặc biệt là vào ban đêm, hoặc tăng lượng nước tiểu;
  • Ngứa da;
  • Chán ăn;
  • Miệng có vị kim loại;
  • Đau cơ;
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa (đặc biệt là ở trẻ em hoặc thanh thiếu niên);
  • Mệt mỏi hoặc suy nhược bất thường.

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể xuất hiện tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Lưu ý trước khi dùng vitamin D

Trước khi dùng vitamin D, bạn nên:

Báo với bác sĩ nếu bạn bị dị ứng với vitamin D hoặc bất kỳ loại thuốc, thảo dược nào khác;

Báo với bác sĩ nếu bạn đang dùng bất kỳ thuốc, thảo dược hoặc thực phẩm chức năng;

Báo với bác sĩ nếu bạn đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú.

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc mà bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) để đưa cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Bạn không nên tự ý dùng, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc khi không có sự cho phép của bác sĩ.

  • Thuốc trị tiểu đường dùng đường uống hoặc insulin;
  • Thuốc trị bệnh huyết áp;
  • Thuốc chuyển hóa qua enzyme cytochrome p450 của gan;
  • Acitretin, các thuốc ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch;
  • Thuốc gắn với mật;
  • Thuốc được sử dụng để ngăn ngừa các cơn co giật;
  • Thuốc được sử dụng để thúc đẩy đi tiểu;
  • Thuốc trị các rối loạn tim;
  • Thuốc trị nhiễm retrovirus (HIV);
  • Một số thuốc bao gồm: nhôm, thuốc kháng axit, antiandrogen, thuốc trị hen suyễn, kháng sinh, thuốc trị ung thư, thuốc chống viêm, thuốc ngừa thai, bisphosphonate, calcipotriene, muối canxi, glycosid tim, thuốc làm hạ cholesterol, cimetidine, cinacalcet, corticosteroid, cyclosporine, diltiazem, exemestane, thuốc tan trong chất béo, heparin, nội tiết tố, insulin, interferon, ketoconazole, thuốc nhuận tràng, thuốc trị bệnh phổi, dầu khoáng, opioid, orlistat, thuốc trị loãng xương, thuốc giảm đau, rifampin, sevelamer, kem chống nắng, chất đối kháng hormon tuyến giáp, vắc xin và thuốc chủ vận thụ thể vitamin D.

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Bạn nên báo cho bác sĩ biết nếu mình có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Tiểu đường;
  • Bệnh huyết áp;
  • Các bệnh về tim;
  • Nhiễm trùng.

Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.

Lưu ý: Những thông tin về các loại thuốc, biệt dược được đăng tải ở chuyên mục Tủ thuốc gia đình trên Website Khoahoc.tv chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định điều trị bất kỳ loại thuốc nào để mang lại hiệu quả tốt và an toàn cho sức khỏe của bạn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Đi ngoài nhiều lần trong ngày, nguyên nhân do đâu?

Đi ngoài nhiều lần trong ngày, nguyên nhân do đâu?

Đi ngoài nhiều lần trong ngày là do sự phát triển quá mức của hệ vi khuẩn và nấm men ruột già, không dung nạp thực phẩm, ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo, khả năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng kém.

Đăng ngày: 03/10/2019
Diclofenac là thuốc gì?

Diclofenac là thuốc gì?

Mặc dù được sử dụng khá phổ biến tuy nhiên không hẳn ai cũng nắm bắt chính xác tác dụng, liều dùng của thuốc Diclofenac.

Đăng ngày: 03/10/2019
Chuyên gia lên tiếng về 2 chất kịch độc trong bình giữ nhiệt Trung Quốc

Chuyên gia lên tiếng về 2 chất kịch độc trong bình giữ nhiệt Trung Quốc

Thông tin bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa 2 chất kịch độc là amiăng và kim loại nặng khiến người tiêu dùng không khỏi lo lắng.

Đăng ngày: 02/10/2019
Nghiên cứu về hệ gene người Việt tìm ra nhiều bệnh hiếm gặp

Nghiên cứu về hệ gene người Việt tìm ra nhiều bệnh hiếm gặp

Từ nghiên cứu cơ bản về hệ gene người Việt, khi ứng dụng giúp tìm ra bệnh hiếm gặp và xác định được môi trường ảnh hưởng lớn tới gene người.

Đăng ngày: 02/10/2019
Tìm ra biện pháp dùng mùi hương để trị bệnh hói

Tìm ra biện pháp dùng mùi hương để trị bệnh hói

Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học nghĩ ra một cách tiếp cận mới: sử dụng mùi của gỗ đàn hương để kích thích mọc tóc.

Đăng ngày: 02/10/2019
Bromhexine là thuốc gì?

Bromhexine là thuốc gì?

Bromhexine là thuốc được sử dụng trong điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Hãy hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về thông tin sản phẩm, cách sử dụng thuốc, cũng như phương pháp bảo quản thuốc đúng nhất qua bài viết sau đây nhé!

Đăng ngày: 02/10/2019
Ảnh hưởng của than tổ ong đến sức khỏe

Ảnh hưởng của than tổ ong đến sức khỏe

Chi phí sinh hoạt đắt đỏ, giá gas, điện tăng cao nên để tiết kiệm chi phí, nhiều gia đình đã quay về sử dụng bếp than tổ ong. Bếp than tổ ong được sử dụng khắp nơi, từ miền ngược đến miền xuôi, từ mũi Cà Mau đến địa đầu Móng Cái.

Đăng ngày: 02/10/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News