VNREDSAT-1 sẽ được phóng vào sáng 7/5
Thông tin từ Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, sau 2 ngày tạm hoãn, dự kiến sáng ngày mai, 7/5 lúc 9h6 phút (giờ Hà Nội), vệ tinh viễn thám đầu tiên của Việt Nam sẽ được phóng lên quỹ đạo.
>>> Hoãn phóng vệ tinh VNREDSat-1 vì trời mưa
Ông Bùi Trọng Tuyên, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Vũ trụ cho hay, theo thông báo mới nhất từ phía đại diện Công ty EADS Astrium, bà Brigitte – Giám đốc Dự án đang có mặt tại Kourou thì tình hình thời tiết tại Kourou trong hai ngày tới vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, tuy nhiên Công ty Arianespace dự kiến sẽ phóng vệ tinh vào 9 giờ 06 phút sáng ngày 7/5/2013 (theo giờ Hà Nội).
Hình ảnh VNREDSAT-1 trên bệ phóng hôm 4/5 vừa qua.
Tuy nhiên, quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra trong đêm nay rạng sáng ngày mai (trước 7 giờ 30 phút sáng).
Như vậy, việc phóng vệ tinh viễn thám đầu tiên của Việt Nam VNREDSAT-1 vẫn còn tùy thuộc vào điều kiện thời tiết tại bãi phóng Kourou, Guyana.
Theo kế hoạch trước đó, việc phóng tên lửa đẩy VEGA mang theo vệ tinh VNREDSAT-1 của Việt Nam cùng hai vệ tinh khác diễn ra vào lúc 9 giờ 6 phút ngày 4/5 (giờ Hà Nội). Tuy nhiên, chỉ 20 phút trước thời điểm này, nhà thầu Arianspace đã quyết định hoãn phóng do điều kiện thời tiết không thuận lợi.
Dự án VNREDSAT-1 có tổng mức đầu tư là 55,8 triệu Euro, từ vốn vay viện trợ phát triển chính thức của Chính phủ Pháp và gần 65 tỷ đồng vốn đối ứng từ Chính phủ Việt Nam.
Vệ tinh VNREDSAT-1 sẽ được nhà thầu là công ty Arianespace phóng vào quỹ đạo bằng tên lửa đẩy VEGA từ sân bay vũ trụ Kourou, Guyana, thuộc Pháp. Công ty Arianespace cũng đã thực hiện phóng thành công 2 vệ tinh viễn thông VINASAT-1 và VINASAT- 2 của Việt Nam.
Dự kiến, sau khi rời mặt đất 2 tiếng, vệ tinh VNREDSat-1 sẽ tách ra khỏi tên lửa đẩy VEGA và khởi động động cơ đẩy của mình để tự điều chỉnh tới quỹ đạo làm việc.
Vệ tinh viễn thám đầu tiên của Việt Nam VNREDSat-1 là vệ tinh quang học quan sát Trái đất, có khả năng chụp ảnh toàn bộ các khu vực trên bề mặt Trái đất. Khi đi vào hoạt động, vệ tinh này sẽ kết hợp với hệ thống thu nhận, lưu trữ và xử lý ảnh các vệ tinh viễn thám của Bộ Tài nguyên & Môi trường, tạo ra hệ thống giám sát hoàn chỉnh, độc lập từ vệ tinh đến trạm thu mặt đất và trung tâm xử lý phân phối dữ liệu ảnh viễn thám tại Việt Nam.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.
