Vở nào cũng có lề nhưng lịch sử ra đời của chúng sẽ khiến bạn "cười ra nước mắt"
Không chỉ đơn giản là ghi lời phê của thầy cô giáo mà lý do những chiếc lề kẻ vở này ra đời cực thú vị đấy!
Hồi còn đi học, chắc hẳn bạn đã từng quá quen với việc mượn nhau chiếc thước rồi kẻ xoẹt 1 cái để "vẽ" lề cho quyển vở của mình.
Nhưng bạn có thắc mắc rằng vì sao chúng ta lại kẻ lề vở không nhỉ?
Lề kẻ vở chúng ta thường thấy.
Thật ra, phần kẻ lề vở này được tạo ra là để tạo không gian cho giáo viên ghi chú những lời nhận xét hay nhắc nhở học sinh.
Đây cũng là để tạo điều kiện cho các "nam thanh nữ tú" bổ sung thêm thông tin vào bài mỗi khi bị "thiếu".
Những cá thể chuột thường chọn các cạnh vở, sách để "mài răng".
Tuy nhiên, thật ra những chiếc kẻ lề này có vai trò đặc biệt hơn thế trong quá khứ. Thời xa xưa, khi những chiếc tủ còn chưa thật phổ biến, những cuốn vở, sách được đặt khá lung tung vì thế chúng là "miếng mồi" cho các con chuột.
Người xưa tạo không gian rỗng ở hai bên rìa sách để hạn chế tối đa những thông tin bị chuột, gián, bọ mang đi.
Những cá thể chuột thường chọn các cạnh vở, sách để "mài răng". Vì thế những quyển sách, vở xưa hay bị nham nhở ở các góc. Những vết răng nham nhở của chuột vô tình mang theo những thông tin trên giấy.
Vì thế để tránh điều này, người xưa đã nghĩ ra cách là tạo không gian rỗng ở hai bên rìa sách, vở để hạn chế tối đa những thông tin bị chuột, gián, bọ mang đi.

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?
Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?
Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết không phải ai cũng biết
Dân tộc nào cũng có món ăn truyền thống. Bánh chưng, bánh dầy là loại bánh quen thuộc của người Việt nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của bánh chưng.

Lý giải vui: Vì sao bánh chưng lại ăn với dưa hành?
Bạn có biết, chính sự kết hợp tinh tế, hài hòa giữa hương vị chua thanh - béo ngậy đã giúp món bánh chưng trở nên thêm phần hấp dẫn.

Vì sao tháng Chạp lại được gọi là tháng củ mật?
Bạn có để ý rằng vào tháng Chạp, chúng ta đều được nghe đi nghe lại câu "tháng củ mật - cẩn thận cửa nẻo". Nhưng "củ mật" là cái củ gì vậy nhỉ?

Vì sao trên mâm cỗ ngày Tết luôn có gà luộc - câu hỏi "tưởng dễ mà khó" đố bạn trả lời
Gà luộc gần như đã là thứ không thể thiếu trên mọi mâm cỗ, đặc biệt là vào ngày Tết. Vậy tại sao nhất thiết phải là gà luộc chứ không chọn thứ đồ khác thay thế?
