Voi biết "nghe" bằng chân, con người cũng có thể làm như vậy

Voi dùng chân để cảm nhận rung chấn dưới mặt đất. Đây là một cách để chúng "nghe" được những gì đang xảy ra xung quanh. Con người và các loài vật khác cũng có khả năng như vậy.

Có thể bạn vẫn nghĩ loài voi chỉ nghe bằng đôi tai khổng lồ của chúng, nhưng thực ra loài vật to lớn nhất trên cạn này lại sử dụng cả chân để nghe.

Ông Ross MacPhee, người phụ trách gian trưng bày Thế giới mật của loài voi ở Bảo tàng lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ, cho biết âm thanh truyền qua không khí và các bề mặt khác dưới dạng rung chấn, và những con voi dùng chân để cảm nhận một số rung chấn ở tần số thấp từ cách xa 30km.

Voi biết nghe bằng chân, con người cũng có thể làm như vậy
Không chỉ sử dụng đôi tay khổng lồ để nghe, voi còn có thể sử dụng chân để "nghe" từ khoảng cách rất xa. (Ảnh minh họa: Getty).

Những rung chấn này truyền qua mặt đất ở gần bàn chân, đi qua cơ thể con voi dưới dạng truyền dẫn xương. Voi đặc biệt dễ dàng cảm nhận được âm thanh ở tần số thấp. Trong số các âm thanh này có cả âm thanh của sóng và bão.

"Điều thực sự thú vị không phải là những con vật này có thể làm được điều đó, mà là chúng sử dụng khả năng cảm nhận đó để làm gì", ông MacPhee nói. "Loài voi có những cách để giao tiếp với nhau mà bạn không thể ngờ tới."

Ví dụ như một con voi có thể dùng khả năng này để che chở và báo động cho những con khác trong đàn khi nó cảm nhận được rung chấn từ xa của một trận động đất.

Những loài động vật khác, bao gồm cả con người, cũng có khả năng đó.

Voi
Ông MacPhee là người phụ trách mảng triển lãm về voi ở Bảo tàng lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ. (Ảnh: Maiya Focht).

Nếu bạn cầm một chiếc âm thoa để sát vào đầu hoặc khi bạn đi nghe một buổi hòa nhạc và thấy cơ thể rung, đó là khi bạn trải qua quá trình cảm nhận rung chấn giống như loài voi, chỉ là ở một mức độ khác. Nhiều loài vật khác như cá voi, tê giác và hươu cao cổ cũng có cảm giác này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỷ lục buồn của loài hổ tại Ấn Độ

Kỷ lục buồn của loài hổ tại Ấn Độ

Trong năm 2023, Ấn Độ ghi nhận số lượng cá thể hổ bị chết ngoài tự nhiên cao nhất trong vòng 10 năm qua.

Đăng ngày: 18/12/2023
Linh dương sừng kiếm hồi sinh sau khi được tuyên bố là tuyệt chủng

Linh dương sừng kiếm hồi sinh sau khi được tuyên bố là tuyệt chủng

510 con linh dương con đã được sinh ra trong tự nhiên, đánh dấu sự khởi đầu mới cho giống loài từng bị liệt vào danh sách tuyệt chủng.

Đăng ngày: 15/12/2023
Động vật ngoại lai đe dọa tới đa dạng sinh học bản địa tại Nhật Bản

Động vật ngoại lai đe dọa tới đa dạng sinh học bản địa tại Nhật Bản

Các loài xâm lấn gây ra nhiều thiệt hại cho hệ động thực vật bản địa của Nhật Bản, như trường hợp loài sóc Formosan. Việc bắt và tiêu hủy quần thể này một cách nhân đạo là giải pháp phù hợp nhất.

Đăng ngày: 15/12/2023
Báo tuyết: Bậc thầy ngụy trang, có thể tàng hình trước ống kính máy ảnh và đôi mắt của con người

Báo tuyết: Bậc thầy ngụy trang, có thể tàng hình trước ống kính máy ảnh và đôi mắt của con người

Báo tuyết (Panthera uncia) là một loài thuộc Họ Mèo lớn sống trong các dãy núi ở Nam Á và Trung Á.

Đăng ngày: 14/12/2023
Cá thể chim quý hiếm sở hữu 2 màu lông đối nghịch

Cá thể chim quý hiếm sở hữu 2 màu lông đối nghịch

Màu sắc tuyệt đẹp của cá thể chim đã khiến giới điểu học ngỡ ngàng.

Đăng ngày: 14/12/2023
Cá sấu trắng siêu hiếm chào đời ở Mỹ

Cá sấu trắng siêu hiếm chào đời ở Mỹ

Một con cá sấu trắng siêu hiếm vừa chào đời ở công viên bò sát bang Florida - Mỹ.

Đăng ngày: 12/12/2023
Phát hiện loài cua nước ngọt mới tại Quảng Ninh

Phát hiện loài cua nước ngọt mới tại Quảng Ninh

Một loài cua hoàn toàn mới được phát hiện khi các nhà khoa học điều tra, kiểm kê, thiết lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh

Đăng ngày: 12/12/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News