Voi mang thai mất mạng vì ăn trái cây nhồi pháo

Con voi cái chết thảm sau khi pháo cắm ở quả dứa phát nổ trong miệng nó, khiến chính quyền bang Kerala phải mở cuộc điều tra.

Một cán bộ lâm nghiệp tên Mohan Krishnan chia sẻ thông tin con voi chết do ăn dứa nhồi pháo hôm 30/5, dấy lên làn sóng phẫn nộ trên mạng xã hội. Nhà chức trách cho biết vụ việc xảy ra hôm 23/5 ở quận Palakkad của bang Kerala phía nam Ấn Độ, gần khu đất canh tác mà người dân địa phương thường rải trái cây cắm đầy pháo để ngăn voi phá hoại hoa màu.

Voi mang thai mất mạng vì ăn trái cây nhồi pháo
Con voi tắm dưới suối trước khi chết. (Ảnh: AFP).

"Chúng tôi chỉ biết vết thương của con voi do chất nổ gây ra", cán bộ lâm nghiệp Sunil Kumar chia sẻ. Theo Kumar, những người gây ra vụ việc có thể bị buộc tội đối xử tàn ác với động vật, bị phạt tiền hoặc thậm chí ngồi tù.

Con voi mang thai đi lang thang ra ngoài vườn quốc gia Silent Valley National Park để tìm thức ăn và ăn phải dứa có pháo. Các cán bộ lâm nghiệp sau đó phát hiện nó cố gắng làm dịu vết bỏng ở một dòng suối. Tuy nhiên, khi họ tìm cách lùa nó lên bờ để đưa tới trung tâm chữa trị, con voi ngã khụy và chết. Krishnan cho biết miệng và lưỡi nó bị pháo phá hủy.

Chính quyền bang Kerala hôm 3/6 thông báo họ sẽ điều tra cái chết của con voi. Bộ trưởng Môi trường, rừng và biến đổi khí hậu Ấn Độ Prakash Javadekar tuyên bố thủ phạm sẽ bị xử lý nghiêm khắc.

Báo cáo điều tra sơ bộ của Bộ Lâm nghiệp cho biết con voi mang thai không chết do được cho ăn dứa nhồi pháo như khẳng định của Maneka Gandhi, nhà hoạt động vì quyền động vật. Theo một cán bộ của Cơ quan Lâm nghiệp Ấn Độ, nhiều khả năng con voi tìm thấy quả dứa ở đâu đó và tự ăn trái cây mà không biết có pháo bên trong. Những quả dứa nhồi pháo thường được sử dụng như một loại bẫy để bắt lợn hoang phá hoại mùa màng. Nirmal, một cư dân ở Palakkad cho biết ở các khu vực đồi núi, những hàng rào điện và trái cây nhét pháo rất phổ biến nhằm ngăn lợn hoang mò vào đất canh tác. 

"Chúng tôi nghi ngờ con voi trở thành nạn nhân của bẫy pháo dùng để xua đuổi lợn hoang. Nhưng hiện nay chưa có bằng chứng nào cho thấy có ai đó cố ý cho nó ăn chất nổ", Kumar chia sẻ. 

Ấn Độ có số lượng voi châu Á lớn nhất thế giới nhưng loài vật này đang nằm trong danh mục động vật nguy cấp. Những vụ xung đột giữa đàn voi và con người thường xuyên xảy ra khi voi đi lạc vào nơi ở của con người để kiếm ăn.

Voi Ấn Độ (Elephas maximus indicus) là một trong ba phân loài của voi châu Á. Loài voi này có chiều cao tính đến vai từ 2 đến 3,5 m, nặng 2.000 - 5.000 kg. Voi Ấn Độ là động vật bản xứ ở Ấn Độ, Nepal, Bangladesh, Bhutan, Myanmar, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc, Campuchia và Việt Nam. Chúng nằm trong nhóm động vật ăn cỏ và cần tiêu thụ tới 150 kg thực vật mỗi ngày. Voi Ấn Độ đang bị đe dọa bởi nạn săn bắn, mất môi trường sống và tình trạng phân bố rải rác.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cuộc tử chiến kéo dài hơn một tiếng giữa rắn và kỳ đà

Cuộc tử chiến kéo dài hơn một tiếng giữa rắn và kỳ đà

Cả rắn và kỳ đà đều dùng những đòn riêng để giữ chặt đối thủ, không bên nào yếu thế cho đến tận phút chót.

Đăng ngày: 03/06/2020
Thiên thạch to ngang sân bóng đang lao về phía Trái đất

Thiên thạch to ngang sân bóng đang lao về phía Trái đất

2002 NN4 được phát hiện vào năm 2002. Dự kiến vào khoảng 10h20 ngày 6/6, thiên thạch này sẽ bay qua hành tinh của chúng ta ở khoảng cách 5,93 triệu km.

Đăng ngày: 03/06/2020
Loài nào có thể ghi nhớ và

Loài nào có thể ghi nhớ và "nhại" tiếng kêu của 20 loài động vật khác nhau?

Loài chim Cầm Điểu hay còn gọi là chim Đàn Lia là loài chim bản địa của Australia. Vẻ ngoài của chúng nổi bật với chiếc đuôi lớn của những con trống khi tán tỉnh chim mái.

Đăng ngày: 03/06/2020
Phát hiện đôi vượn thuộc loài linh trưởng hiếm nhất thế giới

Phát hiện đôi vượn thuộc loài linh trưởng hiếm nhất thế giới

Các chuyên gia bảo tồn tìm thấy hai con vượn Hải Nam đang sinh sản, mang lại hy vọng hồi phục cho loài vật vô cùng nguy cấp.

Đăng ngày: 03/06/2020
Hàng nghìn loài chạy trốn đến các cực của Trái đất vì khí hậu nóng lên

Hàng nghìn loài chạy trốn đến các cực của Trái đất vì khí hậu nóng lên

Sự nóng lên toàn cầu đang buộc nhiều loài động vật trên khắp thế giới phải chạy trốn khỏi môi trường sống bình thường của chúng. Nhưng theo một phân tích đầy đủ, các loài sinh vật biển đang chạy trốn nhanh gấp sáu lần so với các loài trên cạn.

Đăng ngày: 01/06/2020
Rắn biển đã tiến hóa để nhìn được dưới nước từ 15 triệu năm trước

Rắn biển đã tiến hóa để nhìn được dưới nước từ 15 triệu năm trước

Một nghiên cứu mới cho thấy, các loài rắn biển đã tiến hóa từ 15 triệu năm trước để thích ứng với thay đổi trong môi trường nước biển, trong đó có cả tiến hóa về thị lực.

Đăng ngày: 01/06/2020
Hình ảnh hiếm thấy: Ngựa cái nuôi ba con cừu mồ côi

Hình ảnh hiếm thấy: Ngựa cái nuôi ba con cừu mồ côi

Những bức ảnh cho thấy một con ngựa cái 10 tuổi đã trỗi dậy bản năng làm mẹ trước ba chú cừu non mồ côi ngay sau khi sinh, chăm sóc và cho chúng bú như con mình.

Đăng ngày: 29/05/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News