Vụ phun trào dưới nước lớn nhất lịch sử tạo ra núi lửa mới

Ngọn núi lửa cao 820m hình thành ở vùng biển phía đông đảo Mayotte, Ấn Độ Dương, sau các sự kiện địa chất năm 2018.

Vụ phun trào lớn nhất dưới nước từng ghi nhận đã tạo ra một núi lửa mới cao 820 m dưới đáy biển, gấp đôi tòa nhà Empire State ở New York, Newsweek hôm 1/10 đưa tin. Ngọn núi xuất hiện ở vùng biển phía đông của đảo Mayotte thuộc Pháp, Ấn Độ Dương, sau một sự kiện địa chất làm rung chuyển hòn đảo vào năm 2018. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Nature Geoscience.

Vụ phun trào dưới nước lớn nhất lịch sử tạo ra núi lửa mới
Bản đồ độ cao năm 2014 (trái) và năm 2019 (phải) cho thấy sự xuất hiện của núi lửa mới gần đảo Mayotte. (Ảnh: Nature Geoscience)

Ngọn núi lửa mới nằm trên một dải đất dài 50km được tạo ra bởi các dòng chảy dung nham. Cấu trúc này nằm giữa vết nứt Madagascar và Đông Phi, có thể giúp các nhà nghiên cứu hiểu thêm về những quá trình ảnh hưởng đến hoạt động kiến tạo trên Trái Đất.

"Các vụ phun trào núi lửa định hình bề mặt Trái Đất và cung cấp thêm thông tin về những hiện tượng diễn ra sâu bên trong hành tinh. Đây là vụ phun trào dưới biển lớn nhất từng ghi nhận", nhóm nghiên cứu cho biết.

Các rung chấn bắt đầu vào ngày 10/5/2018. Một trận động đất 5,8 độ xảy ra sau đó 5 ngày. Trưởng nhóm nghiên cứu Nathalie Feuillet, nhà địa vật lý tại Đại học Paris, cùng đồng nghiệp đã đặt một loạt thiết bị công nghệ, trong đó có các địa chấn kế, dưới đáy biển để xác định nguồn gốc của hoạt động địa chấn. Họ cũng khảo sát khu vực này với một thiết bị đo hồi âm sử dụng tín hiệu radar.

Từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 5/2019, nhóm nghiên cứu phát hiện khoảng 17.000 sự kiện địa chấn ở độ sâu khoảng 20 - 50km dưới đáy biển, sâu hơn phần lớn các trận động đất. Khi tìm kiếm với tần số thấp hơn, họ phát hiện thêm 84 sự kiện khác.

Dữ liệu thu được giúp nhóm nghiên cứu liên kết các sự kiện và suy luận ra cách núi lửa mới hình thành. Họ tin rằng các quá trình kiến tạo có thể đã làm tổn hại phần rắn bên ngoài của Trái Đất gồm lớp vỏ và lớp phủ gọi là thạch quyển. Điều đó khiến các bể magma bên dưới lớp này dâng lên các lớp trên và khiến những đứt gãy tồn tại sẵn trong lớp phủ được kích hoạt trở lại. Chúng gây ra nhiều trận động đất, khiến magma chảy tới đáy biển và phun trào, tạo ra hơn 4 km3 dung nham và một ngọn núi lửa mới.

Tháng 5/2021, khi nhóm nhà khoa học bắt đầu viết nghiên cứu, những trận động đất vẫn tiếp diễn và đáy biển tiếp tục biến dạng. Ngoài việc tạo ra núi lửa mới, sự kiện còn đánh dấu lần đầu tiên đo được động đất ở ngoài khơi đảo Mayotte kể từ năm 1972. Hoạt động núi lửa gần đây nhất trong vùng cũng xảy ra 4.000 - 6.000 năm trước.

"Các tình huống có thể xuất hiện trong tương lai là một miệng núi lửa mới sụp xuống, các vụ phun trào dưới biển ở sườn dốc trên hoặc trên bờ xảy ra. Những dòng dung nham lớn cùng nón núi lửa ở sườn dốc trên và ở đảo Mayotte cho thấy điều này đã xảy ra trong quá khứ", nhóm nghiên cứu kết luận.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hy hữu chuyện loài cá voi to lớn thứ 2 thế giới bị chết kẹt trước mũi tàu chở dầu Nhật Bản

Hy hữu chuyện loài cá voi to lớn thứ 2 thế giới bị chết kẹt trước mũi tàu chở dầu Nhật Bản

Con tàu chở dầu trên đã đi qua Thái Bình Dương tới cảng Mizushima và khi cập bến thì không ai trên tàu biết sự việc này.

Đăng ngày: 30/09/2021
Chàng trai

Chàng trai "trúng số độc đắc" khi bắt được vật lạ vừa giống rùa vừa giống cá sấu

Người đàn ông đã tìm thấy kho báu quý giá gì mà mọi người lại thi nhau chúc mừng?

Đăng ngày: 30/09/2021
Cận cảnh những loài giun kỳ quái nhất quả đất

Cận cảnh những loài giun kỳ quái nhất quả đất

Trái với dáng vẻ buồn chán của giun đất, nhiều họ hàng của chúng trong ngành Giun đốt (Annelida) có ngoại hình rất độc đáo. Đây đều là các loài giun sống ở biển.

Đăng ngày: 28/09/2021
Mê mẩn ngắm loài sứa cực đẹp dưới lớp băng Nam Cực

Mê mẩn ngắm loài sứa cực đẹp dưới lớp băng Nam Cực

Cơ thể trong suốt của những sinh vật biển kỳ dị giống như loài sứa được chiếu sáng với ánh sáng lấp lánh bên trong qua những cảnh quay mê hoặc được ghi lại bên dưới lớp băng ở Nam Cực.

Đăng ngày: 26/09/2021
Thợ lặn vớt được vật kỳ dị màu cam, khoe lên mạng mới biết quý hơn ngọc

Thợ lặn vớt được vật kỳ dị màu cam, khoe lên mạng mới biết quý hơn ngọc

Nó có hình dáng tựa một cục đá cuội đặt vừa lòng bàn tay, nhưng bao quanh bởi một lớp sáp màu cam, rất dẻo và dính.

Đăng ngày: 24/09/2021
Loài cá mập có cái tên dễ thương nhưng nhìn phát là biết thương không nổi

Loài cá mập có cái tên dễ thương nhưng nhìn phát là biết thương không nổi

Các nhà khoa học vừa phát hiện ra chế độ ăn của loài cá mập này không như những gì chúng ta thường nghĩ.

Đăng ngày: 21/09/2021
Đến nay, mực khổng lồ vẫn còn nhiều bí ẩn

Đến nay, mực khổng lồ vẫn còn nhiều bí ẩn

Thực tế mực khổng lồ có thể không tấn công tàu thuyền nhưng chúng vẫn là kẻ săn mồi đáng sợ dưới đại dương.

Đăng ngày: 18/09/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News