Vực thẳm tách đôi rừng ô liu sau động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ

Trận động đất mạnh tại Thổ Nhĩ Kỳ ngày 6/2 đã tạo ra một vực thẳm dài 300m chia cắt một khu rừng ô liu xanh tốt.

Khu rừng ô liu nói trên nằm ở quận Altınozu phía Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ, giáp với Syria. Hai nửa của khu rừng bị chia cắt bởi một vực sâu như hẻm núi, đạt độ sâu hơn 40m và có màu cát, theo CNN.


Vực sâu chia cắt khu rừng ô liu ở miền Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ sau trận động đất ngày 6/2. (Ảnh: DHA).

Sự xuất hiện của vực thẳm cho thấy sức tàn phá khủng khiếp của trận động đất mạnh 7,8 độ hôm 6/2, giết chết hàng chục nghìn người Syria và Thổ Nhĩ Kỳ và phá hủy nhiều thành phố.

Anh Irfan Aksu, người sống trong khu phố, nói với hãng thông tấn Thổ Nhĩ Kỳ Demioren News Agency rằng khi trận động đất bắt đầu, nó đã tạo ra "âm thanh lạ thường" ở nơi anh sống.

“Mọi thứ giống như một bãi chiến trường khi chúng tôi thức dậy”, anh nói.

Anh Aksu thuyết phục các chuyên gia kiểm tra khu vực để dự đoán những thiệt hại có thể xảy ra trong tương lai.

“Đây không phải là một thị trấn nhỏ, có 1.000 ngôi nhà và 7.000 người sống ở đây”, anh nói. “Tất nhiên, chúng tôi sợ… suýt chút nữa là động đất đã có thể xảy ra ngay giữa thị trấn của chúng tôi”.

Trận động đất ngày 6/2 là trận mạnh nhất xảy ra ở bất kỳ nơi nào trên thế giới kể từ trận động đất mạnh 8,1 độ xảy ra ở một khu vực gần Quần đảo Nam Sandwich ở phía nam Đại Tây Dương vào năm 2021.

Thổ Nhĩ Kỳ không còn xa lạ với các trận động đất mạnh, vì nước này nằm dọc theo ranh giới các mảng kiến ​​tạo. Bảy trận động đất có cường độ trên 7,0 độ đã tấn công đất nước này trong 25 năm qua, nhưng thảm họa hôm 6/2 là trận động đất gây chết người nhiều nhất.

Có một vài yếu tố khiến cho trận động đất trở nên đặc biệt chết chóc. Một trong số đó là thời điểm mà động đất diễn ra. Sự việc xảy ra vào sáng sớm, nhiều người vẫn còn đang nằm trên giường và hậu quả là họ bị mắc kẹt dưới đống đổ nát của ngôi nhà.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 09/05/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 03/05/2025
Hòn đảo mưa quanh năm suốt tháng, cây cổ thụ nghìn năm tuổi mọc san sát như thế giới thần tiên

Hòn đảo mưa quanh năm suốt tháng, cây cổ thụ nghìn năm tuổi mọc san sát như thế giới thần tiên

Yakushima là một đảo tại Nhật Bản với khí hậu rất ẩm ướt, giúp duy trì một vùng rừng mục cổ đầy sinh vật và thực vật, đặc biệt là cây mục.

Đăng ngày: 03/05/2025
Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?

Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).

Đăng ngày: 30/04/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 29/04/2025
Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?

Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?

Sau những cơn mưa rào vào mùa hè, trên nền trời thường xuất hiện một dải cầu vồng với bảy sắc màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm tím được tạo nên bởi ánh sáng mặt trời bị khúc xạ từ những hạt nước.

Đăng ngày: 28/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News