Vùng áp thấp trên Biển Đông đang hướng vào Thanh Hóa - Hà Tĩnh

Hồi 1h ngày 16/7, vùng tâm áp thấp ở trong khoảng 18,3-19,3 độ Vĩ Bắc, 106,8-107,8 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Nam vịnh Bắc Bộ. Nhiều giờ tiếp theo, vùng áp thấp này có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới, di chuyển hướng vào vùng biển Thanh Hóa - Hà Tĩnh.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo trong 24 giờ tới, vùng áp thấp dịch chuyển chậm theo hướng Tây Tây Nam mỗi giờ đi được khoảng 5km và có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.

Vùng áp thấp trên Biển Đông đang hướng vào Thanh Hóa - Hà Tĩnh
Vị trí và hướng di chuyển của vùng áp thấp. (Ảnh: NCHMF).

Đến 1h ngày 17/7, tâm áp thấp nhiệt đới ở trong khoảng 18,2-19,2 độ Vĩ Bắc; 106,5-107,5 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển các tỉnh Thanh Hóa-Hà Tĩnh. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 50km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.

Do ảnh hưởng của vùng áp thấp, sau có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới, ngày hôm nay (16/07) ở khu vực Vịnh Bắc Bộ tiếp tục có mưa rào và giông, từ ngày hôm nay gió mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 8, sóng biển cao từ 2-3m. Biển động. Cấp độ rủi ro thiên tai do áp thấp nhiệt đới: cấp 3

Dự báo trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển chậm theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 5km.

Ngoài ra, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên trong ngày và đêm nay, trên Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan tiếp tục có mưa giông mạnh.Trong cơn giông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.

Khu vực Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau trong ngày và đêm nay có gió Tây Nam mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 9, sóng biển cao từ 2-4m; biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh, sóng lớn: cấp 1.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Đoạn video băng trôi khổng lồ này sẽ khiến nhiều người vừa phấn khích, vừa lo sợ

Đoạn video băng trôi khổng lồ này sẽ khiến nhiều người vừa phấn khích, vừa lo sợ

Muốn tìm một thứ gì đó thật thú vị để xem không? Thử đoạn video này xem! Nó khiến bạn cảm thấy rất thư thái, nhưng đồng thời khiến cho nhiều người... lạnh sống lưng trong cùng một thời điểm.

Đăng ngày: 15/07/2018
Sản xuất bọt cách nhiệt tại Trung Quốc gây ra lỗ thủng tần Ozone

Sản xuất bọt cách nhiệt tại Trung Quốc gây ra lỗ thủng tần Ozone

Theo Cơ quan điều tra môi trường (EIA), hóa chất làm suy giảm tầng ozone hóa ra có nguyên nhân từ các nhà sản xuất Trung Quốc.

Đăng ngày: 13/07/2018
Sự ấm lên toàn cầu đang làm rã đông... những xác chết từ thời Thế chiến thứ nhất

Sự ấm lên toàn cầu đang làm rã đông... những xác chết từ thời Thế chiến thứ nhất

Sau gần một thế kỷ, những cơ thể đông lạnh được bảo quản một cách hoàn hảo nằm im lìm trong những tảng băng đã trở lại để kể về cuộc chiến hùng vĩ bậc nhất trong lịch sử - "Chiến tranh trắng".

Đăng ngày: 12/07/2018
Mưa lũ “lớn chưa từng thấy” khiến ít nhất 85 người chết ở Nhật

Mưa lũ “lớn chưa từng thấy” khiến ít nhất 85 người chết ở Nhật

Theo Daily Mail, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã lên tiếng cảnh báo cần phải “chạy đua với thời gian” để đưa những người nằm trong vùng nguy hiểm đến nơi an toàn.

Đăng ngày: 10/07/2018
Nhiệt độ thấp nhất trên bề mặt Trái Đất là -98 độ C

Nhiệt độ thấp nhất trên bề mặt Trái Đất là -98 độ C

Các nhà khoa học tại Trung tâm Dữ liệu Băng tuyết Quốc gia Mỹ (NSIDC) đã xác định nhiệt độ thấp nhất ở Cao nguyên Đông Nam Cực là -98 độ C.

Đăng ngày: 08/07/2018
Mưa màu đỏ máu ở Siberia gây lo sợ về ngày tận thế

Mưa màu đỏ máu ở Siberia gây lo sợ về ngày tận thế

Cơn mưa trút xuống bãi đỗ xe ở Siberia có màu đỏ như máu nhưng không phải hiện tượng dị thường như nhiều người lầm tưởng.

Đăng ngày: 08/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News