Vượn cáo Colugo tiêu hao nhiều năng lượng hơn khi ‘bay lượn’ trong không khí

Các nhà khoa học làm việc tại Đại học California, Berkeley, Hoa Kỳ đã phát hiện ra rằng: loài vượn cáo biết bay Colugo di chuyển bằng cách trượt trong không khí nhằm tiết kiệm thời gian, bất chấp việc phải tiêu hao lượng năng lượng gấp 1,5 lần so với việc bước đi trên các tán lá.

Nắm chặt vào một thân cây, ngay từ cái nhìn đầu tiên chúng ta có thể nhầm lẫn con Colugo với con vượn cáo bình thường.

Vượn cáo Colugo tiêu hao nhiều năng lượng hơn khi ‘bay lượn’ trong không khí
Con Colugo trên cây.

Tuy nhiên, khi con vật này nhảy lên, nó sẽ khởi động vào một vòng lượn duyên dáng, chân và đuôi của loài vật này được nối với nhau bởi các màng da ở cuối mỗi bộ phận giúp tăng cường khả năng bay lượn khi cần thiết, nó có thể kéo căng các màng da này để lướt qua những khoảng cách rộng, lên đến 150m.

Greg Byrnes và đồng nghiệp Andrew Spence, làm việc tại Đại học California, Berkeley, Hoa Kỳ đang tìm kiếm một loài động vật hữu nhũ để gắn máy đo gia tốc/máy phát sóng vô tuyến, bộ đôi trình diễn được thiết kế để theo dõi các loài động vật hữu nhũ, và con Colugo là một sự lựa chọn tuyệt vời.

Con Colugo là một chiếc tàu lượn lớn và là một cơ hội để giúp chúng tôi tìm hiểu về những loài động vật mà chúng ta cần nghiên cứu”. Byrnes nói. Nhóm nghiên cứu đã bắt đầu quan tâm đến lịch sử tự nhiên của những sinh vật đầy sức quyến rũ này, Byrnes nhận ra rằng họ có thể sử dụng những thông tin thu thập được để tìm hiểu về lối di chuyển của con Colugo. 

Tại Singapore, Byrnes hợp tác với Norman Lim để nghiên cứu loài động vật có vú biết bay lượn này và nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng: thay vì tiết kiệm năng lượng, những con Colugo “trượt” để tiết kiệm thời gian. Kết quả của nghiên cứu này đã được đăng tải trên Tạp chí Experimental Biology.

Theo dõi một vài con Colugo hoạt động về đêm ngủ trong rừng cây thấp, Byrnes đã bắt được 6 trong số những con Colugo này và dán máy đo gia tốc vào phía sau lưng chúng trước khi cho chúng tự do lướt đi. Thiết bị này có thể giúp thu thập dữ liệu trong 3 ngày, Byrnes và Lim, đã lần theo dấu những con Colugo cho đến khi thiết bị thu thập dữ liệu cuối cùng rơi ra và họ có thể thu hồi tất cả các thiết bị thu thập dữ liệu vài tuần sau đó. 

Sau khi đã thu thập được rất nhiều dữ liệu bổ ích, nhóm các nhà nghiên cứu gồm: Byrnes, Spence và Thomas Libby, đã quay về Đại học California, Berkeley, Hoa Kỳ: “Chúng tôi ghi nhận dữ liệu với số lượng 100 khung hình trong 1 giây," Byrnes nói thêm: "có một sự tăng tốc đặc biệt khi các con Colugo lướt đi trong không khí. Những gì bạn thấy là chúng nhảy vọt lên và có những lúc tăng tốc bất thình lình rồi hạ cánh, nói chung là chúng trượt rất điệu nghệ”. Cuối cùng, nhóm nghiên cứu tính toán những lần tăng tốc của mỗi con Colugo cụ thể thành vận tốc dựa trên độ cao của cây và quá trình lướt đi trong không khí, và tính toán ra khoảng cách mà các con Colugo đã vượt qua sau mỗi lần bay lượn.

Phân tích các đường cong biểu diễn quá trình bay lượn của con Colugo, nhóm nghiên cứu nhận thấy “các con Colugo chỉ leo lên một độ cao khiêm tốn để bay lượn. Trung bình là 8m cho một con Colugo trượt trong không khí một quãng đường dài khoảng 30m đến 50m,” Byrnes nói. Nhưng bao nhiêu năng lượng được sử dụng để trượt qua khoảng cách này?

Tính toán của nhóm nghiên cứu căn cứ trên: lượng năng lượng được sử dụng bởi 1 động vật linh trưởng nhỏ (vốn có họ hàng gần với con Colugo), bước đi trên mặt đất, vượt qua khoảng cách từ 30m đến 50m; so sánh với lượng năng lượng được sử dụng bởi một Colugo để leo lên một thân cây và bắt đầu lướt đi trong khoảng cách 30m đến 50m. Các nhà khoa học nhận thấy rằng thay vì tiết kiệm năng lượng, con Colugo sử dụng năng lượng gấp 1,5 lần nhiều hơn so với việc đi bộ. “Đây là một điều bất ngờ, bởi nhiều người cho rằng bay lượn thì ít tốn năng lượng hơn,” Byrnes nói.

Tuy nhiên, có một điều rất rõ ràng: bay lượn trong không khí giúp con Colugo di chuyển nhanh hơn. Nếu bạn xem các loài động vật này di chuyển qua các cây, chúng di chuyển khá chậm, Byrnes nói, “Nhưng chúng có thể đi nhanh hơn 10 lần bằng cách bay lượn trong những khoảng cách dài, để chúng có thể dành nhiều thời gian hơn cho việc tìm kiếm thức ăn”, Byrnes giải thích. Bay lượn còn là hình thức di chuyển hữu hiệu nhằm bảo vệ con Colugo khỏi các kẻ thù nguy hiểm và giảm nguy cơ gặp rủi ro khi chúng leo lên các nhánh cây khẳng khiu, vì vậy đối với con Colugo việc bay lượn trong không khí có thể đem lại cho chúng nhiều lợi ích to lớn về lâu dài hơn là vấn đề tiết kiệm năng lượng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Cũng như các ngày lễ khác, trong lễ Halloween, người ta thường ăn một số món ăn đặc trưng và mang ý nghĩa đặc biệt cho dịp này.

Đăng ngày: 25/10/2018
Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Về cơ bản, ngao Tây Tạng (hoặc ngao Tạng) nổi tiếng vì khả năng trung thành tuyệt đối với chủ nhân. Đó là một trong những đặc điểm giúp chúng trở thành loài chó đắt nhất thế giới trong nhiều năm liền.

Đăng ngày: 20/07/2018
Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Quạ là loài chim có tập tính xã hội cao và chúng vẫn tiếp tục quan hệ gắn bó cả sau khi chết. Những con quạ sống thường tụ tập và kêu ầm ỹ gần xác đồng loại, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018

"Điểm mặt chỉ tên" những "hung thần" mạnh không kém chó ngao Tây Tạng

Bản tính hung dữ một phần nào đó vẫn tồn tại trong những loài chó đã được thuần dưỡng hiện nay.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể

Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể "vô tư" leo tường vào nhà dân mà chẳng ai sợ - vì sao?

Chúng có thể bơi lội dưới những kênh rạch bao quanh các khu dân cư hay trèo lên các ngôi nhà cao tầng của Nhật Bản để tìm kiếm con mồi yêu thích.

Đăng ngày: 19/07/2018
Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Loài rắn mới này được đặt tên là "Bandy-Bandy". Do đặc tính sống chui lủi trong hang, các nhà khoa học Úc rất bất ngờ khi vấp phải nó tại một khu vực gần biển.

Đăng ngày: 18/07/2018
Mò vào hang săn con non, rắn hổ mang bị cầy mangut xé xác

Mò vào hang săn con non, rắn hổ mang bị cầy mangut xé xác

Rắn là chuyên gia đột nhập vào hang hẹp, nơi cầy mangut giấu con non. Khi linh do thám phát hiện có rắn chúng sẽ cất tiếng kêu cảnh báo. Cả bầy kéo tới nghênh chiến kẻ thù.

Đăng ngày: 18/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News