Vươn lên vũ trụ để thúc đẩy xóa nghèo

Nam Phi quyết tâm trở thành trung tâm công nghệ vũ trụ của lục địa đen để hỗ trợ nền kinh tế đang lao đao vì khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Bà Naledi Pandor, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nam Phi, cho rằng khi đất nước theo đuổi một lĩnh vực có tầm quan trọng toàn cầu như công nghệ vũ trụ, nhiều ngành công nghiệp sẽ có điều kiện phát triển.

"Trước khi chế tạo vệ tinh, người ta phải xây dựng bệ phóng. Đó là một dạng đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Sẽ có nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế được hưởng lợi từ chương trình không gian", bà phát biểu.

Nam Phi - nền kinh tế lớn nhất châu Phi - là nơi tọa lạc của kính viễn vọng lớn nhất bán cầu nam. Vào năm ngoái quốc hội nước này thông qua việc thành lập cơ quan về khoa học vũ trụ. 

Vươn lên vũ trụ để thúc đẩy xóa nghèo

Vệ tinh của Nam Phi trong không gian. (Ảnh: Digitaljournal.com)

Nhưng hiện tại Nam Phi đang đối mặt với vô số thách thức trong nỗ lực bảo đảm chỗ ở cho hàng chục triệu người da màu nghèo khổ. Những người này phải sống trong các khu ổ chuột hoặc dựng lều tạm trên các khu đất của chính phủ. Tình trạng thất nghiệp cũng dẫn đến nhiều cuộc biểu tình trong năm nay.

Bất chấp thực trạng đó, Nam Phi quyết tâm thành lập cơ quan về vũ trụ trước năm 2011. Ngoài ra, nước này cũng sẽ cạnh tranh quyết liệt với Australia để trở thành nơi xây dựng kính thiên văn radio mang tên Square Kilometre Array - được tạo nên bởi 4.000 ăngten có trị giá 1,5 tỷ euro. Các nhà khoa học hy vọng kính thiên văn radio này sẽ giúp họ tìm ra nguồn gốc vũ trụ.

"Năng suất lao động không phải là yếu tố duy nhất giúp nền kinh tế tăng trưởng. Tăng cường năng lực khoa học kỹ thuật có tầm quan trọng hơn rất nhiều, bởi việc đó giúp kinh tế phát triển nhanh hơn", Pandor nói.

Nam Phi phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên do nước này sản xuất vào năm 1999. Vệ tinh thứ hai đã được bán trên thị trường quốc tế. Theo kế hoạch, Nam Phi sẽ phóng vệ tinh thứ ba vào ngày 15/9 tới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
4 sai lầm này nhỏ nhưng đã khiến NASA gặp thảm họa, thiệt hại cả tỷ đô

4 sai lầm này nhỏ nhưng đã khiến NASA gặp thảm họa, thiệt hại cả tỷ đô

Cuộc sống luôn có những sai lầm tồn tại, và sai lầm nào cũng khiến bạn mất đi một thứ gì đó.

Đăng ngày: 23/07/2018
Khoảnh khắc thú vị Mặt trời nằm ngay đường chân trời Trái đất

Khoảnh khắc thú vị Mặt trời nằm ngay đường chân trời Trái đất

Đừng bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng khoảnh khắc hiếm gặp giữa Mặt trời và Trái đất này. Khoảnh khắc hiếm gặp khi mặt trời nằm gọn trên đường chân trời, tỏa sáng hoàn hảo, lung linh nhất.

Đăng ngày: 22/07/2018
Kỳ thú cụm sao hình cầu mới trong thiên hà Milky Way

Kỳ thú cụm sao hình cầu mới trong thiên hà Milky Way

Tiến sĩ Denilso Camargo của Colégio Militar de Porto Alegre, Brazil phát hiện năm cụm sao cầu mới trong thiên hà Milky Way, được xem là chứa hàng trăm nghìn hoặc có thể là một triệu ngôi sao.

Đăng ngày: 22/07/2018
Vì sao nhìn sao Hỏa như đang chuyển động lùi?

Vì sao nhìn sao Hỏa như đang chuyển động lùi?

Trong năm 2018 này, chuyển động nghịch của sao Hỏa bắt đầu vào ngày 28/6 và theo hướng Tây sang Đông trên bầu trời mà chúng ta nhìn thấy.

Đăng ngày: 21/07/2018
MIT chế tạo súng bắn tơ để di chuyển trong không gian phi trọng lực

MIT chế tạo súng bắn tơ để di chuyển trong không gian phi trọng lực

Các nhà du hành vũ trụ sẽ sử dụng một súng bắn tơ lấy cảm hứng từ loài nhện để kéo cơ thể từ điểm này sang điểm khác

Đăng ngày: 21/07/2018
Kỳ bí loạt ngọn núi mới trên sao Diêm Vương được xác định

Kỳ bí loạt ngọn núi mới trên sao Diêm Vương được xác định

Ngày 12/7/2018, tàu vũ trụ New Horizon có dịp khám sát qua bề mặt sao Diêm vương và công bố nhiều thông tin thú vị mới.

Đăng ngày: 21/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News