Vụt tắt hy vọng tìm thấy được sự sống trên sao Hỏa
Hy vọng tìm thấy bằng chứng về sự sống trên sao Hỏa của các nhà khoa học Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã lùi lại một bước sau khi thông tin mới nhất do tàu thăm dò Curiosity gửi về cho thấy lượng khí methane trong bầu khí quyển của hành tinh Đỏ thấp hơn dự báo trước đó.
>>> Sự sống ở trái đất bắt nguồn từ sao Hỏa
Trong báo cáo ngày 19/9, NASA dẫn kết quả phân tích các dữ liệu truyền về từ tàu Curiosity cho thấy mật độ khí methane trong khí quyển sao Hỏa chỉ vào khoảng 1,3 ppb (đơn vị đo mật độ khí hiếm trong khí quyển).
Phát hiện này thấp hơn nhiều so với dự đoán đưa ra hồi tháng 3/2003, trong đó nói rằng hành tinh Đỏ có thể có khoảng 19.000 tấn khí methane, một loại khí gas được sinh ra từ quá trình sinh học.
Ảnh: nydailynews.com
Phát hiện này cũng đồng nghĩa với việc NASA gần như phải loại bỏ giả thuyết về sự tồn tại sự sống trên sao Hỏa và dự đoán đưa ra trước đó có thể là do nhầm lẫn trong việc giải mã các hình ảnh quan sát được từ kính viễn vọng đặt trên Trái đất.
Một tác giả của công trình nghiên cứu, chuyên gia Sushil Atreya thuộc Đại học Michigan, cho biết do chưa có giải thích khoa học nào về sự biến mất đột ngột của một lượng lớn khí methane trong khí quyền nên phát hiện của Curiosity có thể đi tới khẳng định rằng suy đoán trước đó về sự tồn tại một lượng lớn khí methane trên sao Hỏa là sai lệch.
Tuy nhiên, chuyên gia đứng đầu chương trình thám hiểm sao Hỏa của NASA Michael Meyer cho rằng sự đổ vỡ của giả thuyết khí methane không đồng nghĩa với việc không còn khả năng tìm thấy sự sống trên hành tinh Đỏ. Thay vào đó, phát hiện mới sẽ giúp định hướng tốt hơn cho nghiên cứu khoa học vũ trụ trong tương lai.
Tàu Curiosity đáp xuống sao Hỏa vào tháng 8/2012. Trước đó, tàu này đã tìm được nhiều dấu hiệu cho thấy trên hành tinh này từng tồn tại nước và môi trường hỗ trợ cho đời sống vi sinh. Hiện tại, Curiosity đang trên đường chinh phục hành trình dài 8km tới địa điểm thám hiểm chính trên sao Hỏa là núi Sharp.
NASA cho biết việc nghiên cứu ngọn núi này là một trong những nhiệm vụ chính trong sứ mệnh kéo dài 2 năm của tàu Curiosity và có thể giúp xác định thời điểm sao Hỏa tồn tại sự sống.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".
