WaterLight - Đèn xách tay có thể sạc bằng nước muối hoặc nước tiểu
E-Dina là một công ty start-up của Colombia, chuyên về mảng năng lượng tái tạo, đã phát triển một loại đèn không dây mới với tên gọi WaterLight. Chiếc đèn này vận hành khá đặc biệt khi có thể biến nước muối thành điện năng, và thậm chí trong trường hợp khẩn cấp, người dùng còn có thể dùng nước tiểu để sạc và "thắp sáng" chiếc đèn này.
WaterLight hoạt động như một máy phát điện mini, với khả năng tạo ra ánh sáng bằng cách ion hóa; mỗi khi người dùng đổ đầy vào đèn với 500 ml nước biển, muối trong nước phản ứng với magiê và các tấm đồng được gắn bên trong đèn, từ đó giúp chuyển hóa muối thành năng lượng điện. Chiếc đèn này có thời gian phát sáng lên đến 45 ngày. Nó còn có thể được sử dụng để sạc điện thoại hoặc một số thiết bị nhỏ chạy bằng điện khác nhờ vào cổng USB được tích hợp trên đèn.
Chiếc đèn này có thời gian phát sáng lên đến 45 ngày.
Công ty Wunderman Thompson đã quyết định hợp tác cùng E-Dina để phát triển WaterLight. Việc chứng kiến cảnh những người dân địa phương ở các vùng nông thôn của Colombia - đặc biệt là bộ tộc Wayúu bản địa - phải vật lộn để duy trì nguồn ánh sáng vào ban đêm đã thức đẩy cả 2 công ty này cùng phát triển WaterLight; qua đó có thể giúp ngư dân đánh cá vào ban đêm được thuận lợi hơn, và những người thợ làm các việc thủ công như đan, thêu... sẽ bán được nhiều đơn đặt hàng hơn bởi khi có ánh sáng, họ làm việc bất cứ lúc nào (chứ không chỉ giới hạn thời gian làm việc vào ban ngày như trước). Chiếc đèn này còn có thể hỗ trợ ngăn chặn các cơn hỏa hoạn, bởi thay vì thắp nến, trẻ em đã có thể có được nguồn sáng tốt và an toàn hơn để học bài vào ban đêm.
WaterLight hoạt động như một máy phát điện mini.
Phát sáng từ hai đến ba năm, cung cấp gần 5.600 giờ chiếu sáng
Pipe Ruiz Pineda, giám đốc sáng tạo điều hành của Wunderman Thompson Colombia giải thích rằng, việc sử dụng WaterLight mang tính thực tế hơn việc sử dụng các loại chạy bằng năng lượng mặt trời, bởi ngay sau khi được đổ đầy nước (muối), đèn sẽ phát sáng ngay lập tức, trong khi đèn sử dụng năng lượng mặt trời cần phải có thời gian chuyển đổi năng lượng mặt trời thành năng lượng khác để sạc pin, và chúng chỉ có thể hoạt động khi có mặt trời.
Pineda cho biết, WaterLight đã được cấp bằng sáng chế khi trở thành phương pháp đầu tiên giúp kéo dài tác động của quá trình ion hóa, cho phép đèn sản xuất ra điện năng và ánh sáng trong thời gian lâu dài hơn.
WaterLight sở hữu lợi thế đặc biệt hơn cả khi có thể tạo ra ánh sáng gần như ngay tức thì.
Chiếc đèn này có vỏ ngoài bằng gỗ hình trụ và một nắp đục lỗ phía trên để có thể đổ nước vào bên trong, bên cạnh đó thì khí hydro trong quá trình ion hóa cũng có thể thoát ra ngoài. Trong suốt thời gian hoạt động, WaterLight có thể cung cấp ánh sáng từ hai đến ba năm, hoặc khoảng gần 5.600 giờ phát sáng.
Mặc dù WaterLight không phải là phát minh đầu tiên giúp mang lại ánh sáng cho các cộng đồng nông thôn nghèo, nhưng nó có sở hữu lợi thế đặc biệt hơn cả khi có thể tạo ra ánh sáng gần như ngay tức thì trong suốt 24h/ngày.

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?
AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.
