WHO kêu gọi loại bỏ hoàn toàn chất béo chuyển hóa trong 5 năm
Thế giới cần loại bỏ chất béo chuyển hóa được sản xuất công nghiệp vào năm 2023. Đây là lời kêu gọi của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khi công bố một kế hoạch nhằm ngăn chặn khoảng 500.000 ca tử vong mỗi năm do các bệnh liên quan đến tim mạch.
WHO kêu gọi các chính phủ thực hiện 6 biện pháp chiến lược bao gồm xem xét các nguồn thực phẩm có chứa chất béo chuyển hóa và cơ sở để đưa ra chính sách thay đổi; khuyến khích thay thế chất béo chuyển hóa bằng các loại chất béo và dầu có lợi cho sức khỏe hơn; quy định hoặc thực thi các biện pháp nhằm loại bỏ chất béo chuyển hóa; đánh giá và giám sát lượng chất béo chuyển hóa trong nguồn cung thực phẩm cũng như sự thay đổi trong lượng chất béo chuyển hóa tiêu thụ trong dân số; nâng cao nhận thức về những ảnh hưởng tiêu cực của chất béo chuyển hóa đối với những nhà lập pháp, người sản xuất, người cung ứng và cộng đồng; thực thi nghiêm chỉnh các chính sách và quy định.
WHO khuyến cáo giảm tỷ lệ chất béo này chỉ còn chiếm 1% lượng hấp thụ calorie mỗi ngày.
Nhắc đến thế hệ tương lai, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus kêu gọi người dân thế giới áp dụng các phương pháp giúp giảm chất béo trong khẩu phần ăn mà WHO công bố mới đây.
Ông Tedros cho biết những biện pháp này bao gồm khuyến khích các loại thực phẩm thay thế lành mạnh hơn, đưa ra luật cấm các loại nguyên liệu gây hại, sẽ giúp loại chất béo chuyển hóa ra khỏi chuỗi thức ăn và đánh dấu một chiến thắng lớn trong cuộc chiến chống bệnh tim mạch.
Đầu tháng 5, WHO đã công bố những chỉ dẫn mới để giảm lượng tiêu thụ chất béo lần đầu tiên kể từ năm 2002, trong đó, WHO khuyến cáo giảm tỷ lệ chất béo này chỉ còn chiếm 1% lượng hấp thụ calorie mỗi ngày.
Chất béo chuyển hóa được sử dụng nhiều trong các loại thức ăn nhanh, chiên và nướng vì chúng có thời hạn sử dụng dài. Tuy nhiên, loại chất béo này gây ảnh hưởng xấu đến người tiêu dùng, khiến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn tới 21% và nguy cơ tử vong cao hơn 28%.
Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa làm mất cân bằng chuyển hóa của cơ thể dẫn đến mất cảm giác no và gây ra béo phì nhanh chóng cùng hàng loạt bệnh nguy hiểm liên quan tới tim mạch như xơ vữa động mạch, giảm lưu thông máu nuôi tim dẫn đến các cơn đau thắt ngực, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, ung thư....
Theo WHO, trong khi các nước Tây Âu đã gần như xóa bỏ được việc sử dụng chất béo chuyển hóa công nghiệp, thậm chí Đan Mạch cấm toàn bộ những chất béo này, các khu vực nghèo hơn vẫn đang phải đối phó với những thách thức lớn trong việc xử lý mối đe dọa trên. Danh sách những nước như vậy bao gồm một số quốc gia ở Đông Âu cũng như Ấn Độ, Pakistan, Iran, nhiều nước châu Phi và Argentina.
Ở một số nước, mức độ chất béo chuyển hóa trong một số thực phẩm bày bán phổ biến trên đường phố cao gấp tới 20 lần mức tiêu thụ được khuyến cáo mỗi ngày.

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ
Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Lịch sử tình dục của loài người
Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu
Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?
Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn
Hôn người khác có thể kéo đến từ những bệnh nhẹ như herpes miệng đến vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm màng não do virus hoặc quai bị.
