WHO phát động chiến dịch toàn cầu ngăn ngừa virus Zika

Trước tình hình dịch bệnh virus Zika đang bùng phát nhanh chóng, ngày 16/2, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phát động chiến dịch toàn cầu mang tên "Khuôn khổ ứng phó chiến lược và Kế hoạch hành động chung" nhằm hướng dẫn các quốc gia trên toàn thế giới thực hiện các biện pháp ngăn chặn virus lây lan, cũng như thông tin đầy đủ về những dị tật và các biến chứng đối với hệ thần kinh mà trẻ sơ sinh có thể gặp phải.

Chiến dịch trên tập trung chủ yếu vào việc kêu gọi hợp tác giữa các đối tác, các chuyên gia, cũng như huy động nhiều nguồn tài chính nhằm giúp các quốc gia tăng cường kiểm soát virus Zika, ngăn ngừa các biến chứng liên quan, hạn chế nguy cơ lây nhiễm, đề xuất các biện pháp phòng bệnh phù hợp, cũng như chăm sóc sức khỏe cho người bệnh và đặc biệt nghiên cứu để sớm điều chế vaccine và các loại thuốc giúp phòng ngừa và điều trị hiệu quả.

Phát biểu trước các nước thành viên Liên hợp quốc trong khuôn khổ cuộc họp Hội đồng Kinh tế xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC), bà Natela Menabde, Giám đốc điều hành Văn phòng đại diện của WHO tại New York của Mỹ, cho biết cần tới 56 triệu USD để triển khai chiến dịch trên.


Một thai phụ được phát lưới bắt muỗi để phòng chống lây nhiễm virus Zika ở Cali, Colombia ngày 10/2 vừa qua. (Ảnh: AFP/TTXVN).

Trong số tiền trên, có 25 triệu USD được dành để gây quỹ ứng phó chung giữa WHO, Văn phòng WHO khu vực châu Mỹ (AMRO) và Tổ chức Y tế châu Mỹ (PAHO); 31 triệu USD còn nhằm gây quỹ hành động chung giữa các đối tác quan trọng.

Cũng theo bà Menabde, hiện có tới 34 quốc gia ghi nhận các trường hợp nhiễm virus Zika gây dị tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh, đa phần là các nước thuộc châu Mỹ và vùng Caribe, đặc biệt trong đó 7 quốc gia xác nhận nhiều trẻ sơ sinh mắc bệnh đầu nhỏ.

Đáng quan ngại hơn cả là Brazil, quốc gia xác nhận có hơn 4.700 trường hợp nghi nhiễm mắc chứng đầu nhỏ, song chỉ 1/4 trong số đó được thăm khám kỹ lưỡng. Trước khi dịch bệnh bùng phát, trung bình mỗi năm nước này chỉ có 163 trẻ mắc bệnh này.

Trong diễn biến liên quan cùng ngày, Đại sứ Liên minh châu Âu (EU) tại Brazil Joao Gomes Cravinho cho biết 28 quốc gia thành viên cam kết đóng góp 10 triệu euro (tương đương 10,7 triệu USD) cho công tác nghiên cứu về virus Zika. Đây là tuyên bố được đưa ra sau cuộc họp giữa Bộ trưởng Y tế Brazil Marcelo Castro và 24 đại sứ đại diện cho các nước thành viên EU.

Virus Zika thuộc họ virus Flaviviridae, lây nhiễm qua trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes. Triệu chứng phổ biến nhất khi nhiễm virus là sốt, viêm kết mạc, nhức đầu, đau cơ và khớp, phát ban.

Hiện giới y tế đang tập trung nghiên cứu xác định sự liên quan giữa virus này với hiện tượng trẻ sơ sinh có đầu và não nhỏ bất thường và chứng Guillain-Barre gây tê liệt thần kinh, thậm chí tử vong ở trẻ sơ sinh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Thông tin bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư đang khiến người tiêu dùng hoang mang. Ái ngại hơn, mặt hàng này nhan nhản ở thị trường Việt.

Đăng ngày: 06/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News