Xác định nơi có thể tràn ngập sinh vật ngoài hành tinh
Các nhà khoa học Mỹ đã khoanh vùng những hệ sao đặc biệt nơi có thể có tới 1/3 hành tinh ngập tràn nước và sự sống, chứ không phải chỉ một Trái đất đơn độc như Hệ Mặt trời.
Một nhóm nghiên cứu Mỹ đã hướng thẳng về các sao lùn đỏ loại sao nhỏ và mát hơn Mặt Trời rất nhiều lần. Công trình của họ cho thấy chúng mới là dạng sao có tiềm năng chứa đựng những thế giới sự sống lớn nhất.
"Những ngôi sao này là mục tiêu tuyệt vời để tìm kiếm các hành tinh nhỏ trên quỹ đạo nơi nước có thể ở thể lỏng và do đó là hành tinh có thể ở được" - tời Sci-News dẫn lời đồng tác giả Sheila Sagear từ Đại học Florida (Mỹ).
Ảnh đồ họa về Gliese 414, một hệ sao lùn đỏ được cho là chứa hành tinh có sự sống - (Ảnh: SCI-NEWS).
Nhóm của tiến sĩ Gagear đã đo lộ lệch tâm của một mẫu gồm 150 hành tinh xung quanh các sao lùn đỏ loại M.
Họ nhận thấy nhiều hành tinh sẽ nằm ở khu vực quá gần sao lùn đỏ, với độ gần tương đương sao Thủy và Mặt trời trở xuống.
Các hành tinh này phải chịu một quá trình gọi là nóng lên do thủy triều do tác động từ sao mẹ, do đó bị "nướng" theo nghĩa đen và có thể loại bỏ mọi cơ hội sở hữu nước lỏng. Nhưng có tới 1/3 số hành tinh được quan sát nằm ngoài quỹ đạo này đồng thời mang nhưng yếu tố khác để chúng có thể giữ được nước ở trạng thái lỏng.
Nước lỏng rất quan trọng, ví dụ như Hệ Mặt trời có tới 3 hành tinh thuộc "vùng sự sống" nhưng sao Kim và sao Hỏa không giữ nổi nước lỏng nên không sống được hoặc có sự sống nhưng đã tuyệt chủng, theo các nghiên cứu chỉ ra.
Và đó phải là những hành tinh thuộc các hệ sao lùn đỏ có nhiều hành tinh, vì sự tương tác giữa các hành tinh với nhau thường giúp chúng sở hữu quỹ đạo tròn và ổn định, cũng là yếu tố phù hợp với sự sống.
Điều này có nghĩa là thiên hà Milky Way (Ngân Hà) của chúng ta là nơi đầy hứa hẹn để săn tìm sự sống ngoài hành tinh, bởi lẽ sao lùn đỏ là loại sao phổ biến nhất trong thiên hà.

Lần đầu tiên phát hiện neutrino "ma quái" bên trong máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới
Lần đầu tiên, các nhà vật lý đã tạo ra và phát hiện ra các "hạt ma" năng lượng cao bên trong máy nghiền nguyên tử lớn nhất thế giới.

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ
Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh "có thể có sự sống"
Nếu như dấu hiệu về đại dương ngầm của sao Diêm Vương khiến một số nhà khoa học kỳ vọng về sự sống thì đại dương ngầm trong mặt trăng Charon của nó lại là một địa ngục ngược đời.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất
