Xác định thêm một "siêu Trái đất" với tiềm năng cực kỳ lớn xuất hiện sự sống

"Siêu Trái đất" này được đánh giá là có tiềm năng cực kỳ lớn, dù... ở cách chúng ta hơi xa.

Mới đây, các chuyên gia thiên văn học đã xác nhận được một "siêu Trái đất" mới. Hành tinh này nằm cách chúng ta 21 năm ánh sáng, đồng thời có tiềm năng xuất hiện sự sống rất lớn.


Hành tinh này nằm cách chúng ta 21 năm ánh sáng.

Cụ thể, "siêu Trái đất" lần này có khối lượng lớn hơn chúng ta khoảng 3 lần,với bề mặt rắn. Theo các chuyên gia từ Viện vật lý thiên văn Canary Islands - IAC (Tây Ban Nha), hành tinh xoay quanh một ngôi sao lùn cỡ M, ở một khoảng cách vừa đủ để duy trì được nước dạng lỏng trên bề mặt.

Các chuyên gia tìm thấy hành tinh này khi đang quan sát bằng kính thiên văn quốc gia Galileo tại Đài quan sát Roque de los Muchachos. Bằng cách sử dụng hệ thống HARPS-N (hệ thống truy tìm hành tinh có độ chính xác cực cao tại Bán cầu Bắc), họ thu được 151 quang phổ, với chu kỳ 3,5 năm.


GJ625 có một hành tinh ở khoảng cách vừa đủ để duy trì sự sống.

Ở khoảng cách 21 năm ánh sáng, quang phổ với chu kỳ ngắn như vậy chứng tỏ sự hiện diện của một hành tinh, xoay quanh ngôi sao lùn đỏ GJ625. Chu kỳ của hành tinh ước tính khoảng 14 ngày.

"GJ625 là một ngôi sao tương đối nguội lạnh, do vậy hành tinh tuy gần, nhưng vẫn nằm trong khoảng có thể duy trì sự sống, tức là tồn tại nước dạng lỏng trên bề mặt" - trích lời Alejandro Suárez Mascareño, một trong những chuyên gia đứng đầu nghiên cứu.

Kế tiếp, các chuyên gia dự định quan sát thêm về hành tinh này, nhằm xác định đường kính, mật độ và tính chất, thành phần của khí quyển. Nhờ vậy, chúng ta sẽ chính thức xác nhận xem hành tinh này có khả năng duy trì sự sống hay không.


"Siêu Trái đất" lần này có khối lượng lớn hơn chúng ta khoảng 3 lần,với bề mặt rắn.

"Có thể tồn tại nhiều hành tinh rắn xung quanh GJ625. Có thể quá gần, quá xa hoặc vừa đủ, nhưng chúng ta vẫn tiếp tục tìm kiếm" - González Hernández, một nhà nghiên cứu cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 27/01/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 23/12/2024
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 21/12/2024
Các nhà khoa học đã tính toán được thời gian Mặt Trăng đụng Trái Đất

Các nhà khoa học đã tính toán được thời gian Mặt Trăng đụng Trái Đất

Nhà khoa học hành tinh Barnes (Jason Barners) của trường đại học Idaho nước Mỹ sau nhiều năm nghiên cứu, tính toán được thời gian "Mặt Trăng đụng Trái Đất".

Đăng ngày: 02/12/2024
Khoảng cách từ Trái Đất đến các thiên thể trong hệ Mặt Trời

Khoảng cách từ Trái Đất đến các thiên thể trong hệ Mặt Trời

Nếu chế tạo được tàu vũ trụ di chuyển với vận tốc ánh sáng 1.080 triệu km/h, con người có thể khám phá những hành tinh xa xôi trong hệ Mặt Trời chỉ trong phút chốc.

Đăng ngày: 13/10/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News