Xác quái vật từng sống thời tiền sử trôi dạt bờ biển Mỹ

Sinh vật kỳ lạ được cho là đã từng tồn tại từ thời tiền sử, mới trôi dạt vào bờ biển ở New Jersey, Mỹ.

Theo Daily Star, xác sinh vật kỳ dị này mới được phát hiện bên bờ biển New Jersey ngày 4/5.

Xác quái vật từng sống thời tiền sử trôi dạt bờ biển Mỹ
Stephanie Hall chụp ảnh bên xác sinh vật kỳ lạ.

Stephanie Hall phát hiện ra xác sinh vật dài 2 mét này khi trở về sau một vòng chạy bộ trên bãi biển.

“Tôi nhìn thấy một thứ gì đó đáng sợ nổi lên trên cát”, cô Hall nói. “Tôi nghĩ sinh vật này vừa đáng sợ nhưng cũng hết sức kỳ lạ, nên đã chụp lại một vài bức ảnh”.

“Tôi không biết sinh vật đó là gì nên để ngỏ câu trả lời cho các ngư dân. Có lẽ họ biết đây là loài cá gì”, Hall nói.

Xác sinh vật kỳ lạ này sau đó được xác định là cá tầm, một loài sinh vật đã tồn tại từ kỷ Trias, cách đây 245 triệu năm. Loài cá này có thể phát triển chiều dài tới 4 mét và nặng gần 400kg.

Xác quái vật từng sống thời tiền sử trôi dạt bờ biển Mỹ
Cá tầm rất hiếm khi trôi dạt vào bờ biển.

Đáng kinh ngạc hơn, chúng có thể sống tới 60 năm. Larry Hanja đến từ cơ quan bảo vệ môi trường New Jersey nói loài cá tầm mũi ngắn và cá tầm Đại Tây Dương hiện đang gặp nguy hiểm.

“Việc cá tầm trôi dạt vào bờ biển là rất hiếm khi xảy ra bởi số lượng sinh vật này ngoài biển cũng không có nhiều”, Hanja nói. “Chúng là sinh vật đặc biệt, giống như di sản có từ thời khủng long”.

Xác quái vật từng sống thời tiền sử trôi dạt bờ biển Mỹ
Loài sinh vật này được cho là đã sống từ thời tiền sử.

Cô Hall đến từ Ocean Gate, New Jersey nói mình chưa từng nhìn thấy sinh vật nào như vậy trước đây. “Rõ ràng hiện tượng này thật kỳ lạ. Các chuyên gia đã đến đưa con cá đi nghiên cứu”.

Hóa thạch cá tầm gần nhất được tìm thấy cùng thời điểm với loài khủng long tuyệt chủng, cách đây 65 triệu năm. Loài cá tầm khi đó so với ngày nay hầu như không khác biệt, nên chúng còn được gọi là “các hóa thạch sống”, theo Daily Star.

Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN) ước tính có 85% loài cá tầm bị đe dọa tuyệt chủng, đa số đều bị đánh bắt quá mức.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhật ký 3 giờ dưới vực Mariana sâu nhất Trái Đất của đạo diễn phim Titanic

Nhật ký 3 giờ dưới vực Mariana sâu nhất Trái Đất của đạo diễn phim Titanic

Những dòng nhật ký hành trình thám hiểm Rãnh Mariana của James Cameron sẽ hé lộ bí ẩn cuộc sống ở nơi sâu nhất hành tinh - một thế giới lạ lẫm nằm ngoài ranh giới hiểu biết của con người.

Đăng ngày: 08/05/2018
Phát hiện một vùng nước chết rộng hàng ngàn kilomet ở biển Arap

Phát hiện một vùng nước chết rộng hàng ngàn kilomet ở biển Arap

Vùng nước vừa mới phát hiện có kích thước gần bằng diện tích Đồng Bằng Sông Cửu Long, vị trí nằm dưới Vịnh biển Ả Rập.

Đăng ngày: 04/05/2018
5 sự thật khó tin về cá mập hổ ít ai biết

5 sự thật khó tin về cá mập hổ ít ai biết

Cá mập hổ thuộc dòng họ Carcharhinidae, nằm trong những loại cá sát thủ, hiếu chiến nhất của đại dương.

Đăng ngày: 03/05/2018
Nghe livestream âm thanh từ đáy biển, liệu bạn có may mắn nghe được tiếng cá heo không?

Nghe livestream âm thanh từ đáy biển, liệu bạn có may mắn nghe được tiếng cá heo không?

Đây là dự án của Viện Nghiên cứu Thủy sinh Vịnh Monterey (MBARI) hồi năm 2015, xa khoảng 29km ngoài khơi bờ biển California.

Đăng ngày: 28/04/2018
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu toàn bộ rạn san hô trên Trái đất này biến mất?

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu toàn bộ rạn san hô trên Trái đất này biến mất?

Vài thập niên trở lại đây, giới khoa học liên tiếp đưa ra cho chúng ta lời cảnh báo về mức độ nghiêm trọng về tình trạng biến đổi khí hậu cũng như mối đe dọa của nó lên hệ sinh thái toàn cầu.

Đăng ngày: 28/04/2018
Điều ít ai biết về cua mặt quỷ độc ở ven biển miền Trung

Điều ít ai biết về cua mặt quỷ độc ở ven biển miền Trung

Cua mặt quỷ có màu sắc sặc sỡ nhưng đằng sau vẻ ngoài bắt mắt ấy chúng thực sự là những sát thủ đáng sợ. Loài cua này được tìm thấy ở các vùng biển từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu.

Đăng ngày: 27/04/2018
Hé lộ bí mật giúp cá voi lặn

Hé lộ bí mật giúp cá voi lặn "siêu giỏi"

Các nhà khoa học mới đây phát hiện một cơ chế giúp cá voi hạn chế mắc bệnh khí ép thường gặp ở các thợ lặn do lặn xuống quá sâu.

Đăng ngày: 27/04/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News