Xác ướp 2000 năm tuổi được tìm thấy ở bãi rác
Một xác ướp khoảng 2000 năm tuổi vừa được phát hiện lẫn trong rác ở thủ đô Sanaa, Yemen, với phần bên trong đã bị xé toạc.
Tổ chức Cổ vật và Bảo tàng Yemen vừa tìm thấy một xác ướp trong tư thế nằm cuộn tròn như bào thai, được bọc trong bộ da động vật theo truyền thống ướp xác thời đó. Họ cho rằng những kẻ trộm mộ và buôn bán cổ vật đã khai quật xác ướp này. Bằng chứng là xác ướp đã bị mổ bụng, trước khi bị vứt ở bãi rác.
Xác ướp được tìm thấy trong đống rác ở Yemen. (Ảnh: Tổ chức Cổ vật và Bảo tàng Yemen).
Phát hiện này khiến người dân địa phương vô cùng phẫn nộ, vì họ đã chứng kiến nhiều cổ vật lịch sử của họ bị đe dọa bởi cuộc nội chiến kéo dài ở đất nước này. Xác ướp đã được đưa đến Bảo tàng quốc gia ở Sanaa để bảo quản. Các chuyên gia sẽ có biện pháp xử lý để ngăn chặn sự thối rữa vì vi khuẩn bắt đầu xâm nhập.
Người Yemen cổ đại là những người thứ ba khám phá ra phương pháp ướp xác, sau người Ai Cập và người Chile. Tổ chức Cổ vật và Bảo tàng Yemen cho biết xác ướp vừa tìm thấy có thể có từ thế kỷ III trước Công nguyên, có nghĩa là người này đã sống vào thời kỳ Vương quốc Saba huyền thoại, nơi được cho là vùng đất của vua Solomon và nữ hoàng Sheba.
Hai bàn chân của xác ướp. (Ảnh: Tổ chức Cổ vật và Bảo tàng Yemen).
Người Sabaen thời đó đã xây dựng một đế chế thương mại phát triển thịnh vượng nhờ có vị trí gần biển chiến lược để vận chuyển hàng hóa, nhất là những mặt hàng quý hiếm như trầm hương và mộc dược, đi qua sa mạc.
Nhà nghiên cứu Abdullah Mohsen chuyên theo dõi việc buôn lậu cổ vật cho biết nhiều xác ướp cổ đại có thể được tìm thấy trong nhiều hang đá tự nhiên và nhân tạo ở khắp vùng Saba, Himyar, Qataban, Awsan, Main và Hadramout của Yemen.
Giữa một cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng nhất thế giới hiện nay, người Yemen cũng đang phải vật lộn để giữ lại những di sản cổ xưa này. Ngay cả Bảo tàng Trường đại học Sanaa ở thủ đô của Yemen cũng không đủ sức bảo quản 12 xác ướp họ được giao trông giữ.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Lời trần tình của kẻ "khai quật mộ cổ"
Nhà khảo cổ kể về trải nghiệm về sự nguy hiểm và thú vui của nghề đào mộ.

Loài người đang bị teo nhỏ vì nguyên nhân đáng sợ?
55 triệu năm trước, những con ngựa sơ khai đã trải qua giai đoạn cơ thể bị teo nhỏ bất thường. Loài người chúng ta có thể đang bước vào giai đoạn đó bởi một tác nhân khó tưởng tượng.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.
