Xác ướp tê giác lông xoăn còn nguyên sừng và mô mềm
Xác ướp tê giác lông xoăn hiếm hoi vẫn giữ được sừng và mô mềm sẽ được khai quật đầy đủ trong những tháng tới.
Thợ đào vàng ở Siberia gần đây khai quật xác ướp một con tê giác lông xoăn với sừng và mô mềm còn nguyên vẹn. Nhóm thợ mỏ ở Cộng hòa Sakha bắt gặp xác con vật trong lúc đào mỏ đá mới tại quận Oymyakon. Sau phát hiện, các nhà nghiên cứu ở Đại học Liên bang Đông Bắc (NEFU) tại Yakutsk ghé thăm khu vực và thu thập sừng tê giác. Phần còn lại của xác ướp tê giác lông xoăn (Coelodonta antiquitatis) sẽ được khai quật trong những tháng tới, Live Science hôm 7/8 đưa tin.
Phần đầu kèm theo chiếc sừng nguyên vẹn của tê giác lông xoăn. (Ảnh: Metro).
"Đây là một phát hiện thực sự độc đáo, cho phép chúng tôi nghiên cứu lịch sử của khu vực, hệ động vật cổ đại, khí hậu và điều kiện địa chất sâu hơn", Anatoly Nikolaev, hiệu trưởng của NEFU, cho biết.
Đất đóng băng vĩnh cửu ở Siberia cung cấp điều kiện lý tưởng để bảo quản sinh vật cổ đại. Điều kiện lạnh ướp xác động vật, khử nước trong mô mềm và bảo vệ chúng trong môi trường đông cứng. Phát hiện mô mềm rất hiếm gặp, giúp các nhà khoa học tìm hiểu đời sống của con vật và môi trường ở thời điểm nó chết tốt hơn so với bộ xương. Mẫu vật cũng cung cấp cơ hội tốt hơn để thu thập ADN cổ đại.
Nhà nghiên cứu Maxim Cheprasov đứng đầu phòng thí nghiệm của Bảo tàng voi ma mút NEFU cho biết đây là lần thứ 5 giới khoa học tìm thấy tê giác lông xoăn vẫn còn giữ được mô mềm. Tê giác lông xoăn sống ở thế Canh Tân (cách đây 11.700 - 2 triệu năm), xuất hiện lần đầu tiên khoảng 300.000 năm trước ở bắc đại lục Á Âu. Khi kỷ băng hà cuối cùng kết thúc, phạm vi sinh sống của chúng thu hẹp cho tới khi chỉ còn lại một số nơi ở Siberira. Cuối cùng, chúng tuyệt chủng cách đây 10.000 năm do biến đổi khí hậu và hoạt động của con người.
Nhóm nghiên cứu NEFU lên kế hoạch nghiên cứu sừng tê giác trước khi khai quật phần còn lại của xác ướp. Theo những thông số hình thái, xác ướp thuộc về một cá thể trưởng thành, Cheprasov cho biết. Độ tuổi chính xác và giới tính của con vật sẽ được xác định sau nghiên cứu tổng quát về xác ướp.
Phát hiện tê giác lông xoăn là một trong vài dự án ở NEFU nhằm nghiên cứu hệ động vật kỷ băng hà ở Siberia. Hồi tháng 6, các nhà nghiên cứu tiến hành khám nghiệm một xác ướp chó sói 44.000 năm từ lớp đất đóng băng vĩnh cửu ở Cộng hòa Sakha.

Quái thú 218 triệu tuổi đầu đại bàng, mình cá sấu lộ diện ở Mỹ
Một loài quái thú được tìm thấy ở bang Texax - Mỹ đã làm các nhà khoa học bối rối hơn 3 thập kỷ.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Hà Nội sẽ chi 1.800 tỉ phục dựng điện Kính Thiên
Hà Nội sẽ tập trung nguồn lực bảo tồn các công trình lịch sử, văn hóa tại nội đô. Trong đó, TP sẽ chi 1.800 tỉ đồng thực hiện dự án phục dựng điện Kính Thiên.

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.
