Xâm nhập vũ trụ "tối"
Cơ quan Vũ trụ châu Âu cho hay, công đoạn xây dựng đang chuẩn bị khởi động cho sứ mệnh Euclid, với mục tiêu thám hiểm vũ trụ "tối", tức vật chất và năng lượng tối.
Hãng Không gian Thales Alenia của Ý đã được chọn làm nhà thầu chính, bắt đầu giai đoạn công nghiệp hoàn chỉnh của dự án, theo AFP dẫn thông cáo báo chí của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA).
Euclid được kỳ vọng sẽ giúp khai mở vũ trụ "tối" - (Ảnh: ESA)
Euclid sẽ được phóng vào năm 2020, đảm đương nhiệm vụ nghiên cứu vai trò của vật chất tối đối với vũ trụ.
Dù vô hình trước các viễn vọng kính của Trái đất, vật chất tối tác động thông qua lực hấp dẫn để tham gia vào quá trình chủ chốt của sự hình thành các thiên hà và làm chậm đi quá trình giãn nở của vũ trụ.
Ngược lại, năng lượng tối tạo ra một lực đánh bại cả lực hấp dẫn và đang thúc đẩy sự nở rộng của vũ trụ như chúng ta chứng kiến hiện nay.
Vật chất tối và năng lượng tối được cho là chiếm đến 95% khối lượng và năng lượng của vũ trụ, trong khi các vật chất bình thường, từ sao đến hành tinh, chỉ chiếm một phần rất nhỏ.
Tuy nhiên, cả hai vẫn là điều bí ẩn chưa được khám phá và các nhà khoa học hy vọng sẽ chọc thủng được bức màn tối này với dự án Euclid.
Euclid gồm hai thiết bị khoa học, một là camera ánh sáng thường và camera/quang phổ kế cận hồng ngoại, sẽ vẽ bản đồ phân bổ 3D của hai tỉ ngân hà trải rộng hơn 1/3 bầu trời để tạo ra bản đồ của vật chất tối trong vũ trụ, đồng thời nghiên cứu vai trò của năng lượng tối.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Những điều ít biết về các phi hành gia
Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...
