Xây cầu mới trong vòng hai tuần

Với các chất liệu xây cầu mới, các phương pháp sản xuất công nghiệp và một tiến trình xây dựng hữu hiệu, chúng ta có thể sử dụng một cây cầu mới chỉ trong vòng 2 tuần sau khi tiến hành khởi công xây dựng. Ý tưởng này được nêu lên trong một bài luận án mới đây của trường Đại học Kỹ thuật Chalmers.

Nghiên cứu thí điểm về khái niệm cây cầu mới hình chữ I được báo cáo trong bài luận án tiến sĩ của Peter Harryson về công trình xây dựng bằng bê tông tại đại học Chalmers.

Cây cầu bao gồm các mặt cắt cực nhẹ được lắp ráp tại chỗ. Các bộ phận chịu tải gồm có các thanh dầm bằng sợi thủy tinh hình chữ V được gia cố bằng các sợi carbon ở phía dưới. Các thanh dầm tác động vào một sàn cầu mỏng được đúc sẵn bằng bê tông cốt thép có sợi với sức chịu cực cao. Do các chất liệu này rất bền vững nên chúng rất có lợi thế về triển vọng vòng đời và cực kì phù hợp đối với xây dựng công nghiệp. Tuy nhiên, việc cây dựng các cây cầu mới hiện nay vẫn chưa đưa vào sử dụng những chất liệu này.

Peter Harryson cho biết “Loại cầu mới này là một công trình xây dựng dự kiến sẽ tiến hành một vài năm nữa trong tương lai, nhưng nghiên cứu cho thấy rằng hiện nay vẫn có thể xây dựng loại cầu này nếu ý tưởng này được phác thảo công phu hơn nữa. Tuy nhiên, các điều kiện kinh tế hiện tại đang bị kìm hãm bởi các vốn đầu tư quan trọng – yếu tố cần để bắt đầu khởi công - và do các vật liệu sợi đa hợp có giá cả khá cao."

Ý tưởng cây cầu mới – cầu chữ I. (Ảnh: Đại học Kỹ thuật Chalmers)

Hiện tại, loại cầu mới được ước tính trị giá hơn gấp hai lần loại cầu thông thường. Nhưng tiềm năng kinh tế của ý tưởng cầu mới có thể được nâng lên một cách đáng kể nếu người ta thực hiện các tính toán kinh tế theo một cách khác. Bên cạnh tiện ích thời gian xây dựng ngắn hơn, loại cầu mới còn có một số lợi ích khác như triển vọng vòng đời của cầu và môi trường xây dựng cầu được đánh giá cao hơn.

Dự án này là một phần của chương trình nghiên cứu “Đường xá – Cầu Cống- Đường hầm” của Vinnova (Cơ quan phụ trách các hệ thống đổi mới thuộc chính phủ của Thụy Điển). Peter Harryson là một nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành công nghiệp ở cơ quan Quản lý đường bộ của Thụy Điển, đây cũng là cơ quan tài trợ cho cuộc nghiên cứu này.

Bài luận án có tên là Kỹ thuật Cầu Công nghiệp (Industrial Bridge Engineering) – những phát minh về cấu trúc cho công trình xây dựng cầu hữu hiệu hơn. Peter đã bảo vệ luận án của mình vào ngày 29 tháng 5 vừa qua. 
Loading...
TIN CŨ HƠN
9 công trình kiến trúc

9 công trình kiến trúc "để đời" của Singapore

Quốc đảo sư tử với diện tích nhỏ và số dân khiêm tốn nhưng lại là một trong những điểm thu hút khách du lịch bậc nhất Đông Nam Á. Vì sao vậy?

Đăng ngày: 11/03/2025
Tìm hiểu về kính viễn vọng không gian Hubble

Tìm hiểu về kính viễn vọng không gian Hubble

Kính viễn vọng không gian Hubble, mang tên nhà thiên văn học Mỹ Edwin Powell Hubble lần đầu tiên được phóng lên quỹ đạo Trái Đất từ tháng 4/1990.

Đăng ngày: 27/01/2025
10 công trình kiến trúc nổi tiếng Sài Gòn

10 công trình kiến trúc nổi tiếng Sài Gòn

Dinh Độc Lập, nhà thờ Đức Bà, bến Nhà Rồng không chỉ thu hút du khách bởi ý nghĩa lịch sử mà còn là kiến trúc đặc sắc, lâu đời.

Đăng ngày: 14/01/2025
15 công trình cổ đại bí ẩn trên thế giới thách thức giới khoa học

15 công trình cổ đại bí ẩn trên thế giới thách thức giới khoa học

Những người sống trên Trái Đất vào hàng ngàn năm trước đã tạo ra những công trình có quy mô đồ sộ và hết sức công phu.

Đăng ngày: 11/01/2025
Truyền thuyết bí ẩn về Vườn treo Babylon

Truyền thuyết bí ẩn về Vườn treo Babylon

Vườn treo Babylon được ghi chép lại rất nhiều trong các tài liệu của các nhà sử học Hy Lạp như Strabo và Diodorus Siculus, nhưng mặc khác lại có ít bằng chứng về sự hiện diện của chúng.

Đăng ngày: 11/01/2025
Chi hơn 4,8 nghìn tỷ xây cầu, Nhật Bản khiến thế giới ngỡ ngàng với công trình

Chi hơn 4,8 nghìn tỷ xây cầu, Nhật Bản khiến thế giới ngỡ ngàng với công trình "dốc đứng lên trời" độc nhất vô nhị

Chỉ mất 7 năm, Nhật Bản đã xây xong cây cầu khổng lồ vô cùng nổi tiếng này.

Đăng ngày: 06/09/2024
Tòa nhà siêu thực mô phỏng

Tòa nhà siêu thực mô phỏng "mật mã di truyền" của con người, tùy góc nhìn lại thấy nhiều hình dáng khác nhau

Một kiến trúc sư người Pháp ấp ủ hy vọng tạo ra các công trình tiết kiệm năng lượng và "ăn" khí CO2 đã chính thức thực hiện được giấc mơ này.

Đăng ngày: 17/07/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News