Xe đạp uốn dẻo
Một thanh niên tại Anh vừa đoạt giải thưởng dành cho nhà thiết kế trẻ với loại xe đạp có khả năng gập.
Chiếc xe gập của Kevin Scott. Ảnh: BBC.
BBC đưa tin Kevin Scott, một sinh viên 21 tuổi của Đại học De Montfort, nảy ra ý tưởng chế tạo xe đạp đặc biệt nhằm thúc đẩy người dân thành phố sử dụng xe đạp làm phương tiện di chuyển. Anh cho rằng người dân sẽ hào hứng hơn với việc đi xe đạp nếu phương tiện này có khả năng chống trộm hiệu quả. Vì thế anh quyết định chế tạo loại xe có khả năng gập đôi ở giữa. Người sử dụng có thể dựng xe vào nhiều thứ trên đường phố như cột đèn, gốc cây, cột biển báo rồi gập lại.
Sản phẩm của Scott khác xe đạp thông thường ở chỗ nó có ổ bi trong khung. Khi siết cứng ổ bi nó hoạt động như xe đạp thường, song nếu nới lỏng ổ bi người sử dụng có thể gập khung.
Phiên bản thử nghiệm của xe đạp uốn giành giải nhì trong cuộc thi thường niên dành cho các nhà thiết kế trẻ tại London. Hàng trăm nhà thiết kế từ nhiều trường đại học hàng đầu tại Anh tham gia cuộc thi.
Andy Salkeld, một quan chức trong hội đồng thành phố Leicester, Anh cho rằng phát minh của Scott khiến mức độ an toàn của xe đạp tăng lên đáng kể.
"Ngay cả khi lấy được xe ra khỏi cột đèn bạn vẫn không thể cưỡi lên nó để phóng. Điều đó khiến người ta không nghĩ đến việc lấy cắp xe", ông nói.
Scott tỏ ra lạc quan về tương lai của chiếc xe. Anh sẽ dùng khoản tiền thưởng 500 bảng để hoàn thiện chức năng của phiên bản thử nghiệm.
"Với sự quan tâm của dư luận đối với loại xe gập, tôi tin chúng ta sẽ sớm nhìn thấy nó trong các cửa hàng xe đạp và trên đường phố", anh nhận định.
Dưới đây là những hình ảnh về chiếc xe đạp độc đáo:

Vô tuyến điện do ai phát minh ra?
Hãy thử tưởng tượng cuộc sống của bạn sẽ thế nào nếu như không có vô tuyến điện, nếu như một ngày thôi bạn không được xem ti vi? Việc tiếp nhận thông tin trên vô tuyến đã là một thói quen, một phần quan trọng trong cuộc sống của bạn.

Lịch sử tàu thủy (phần 1)
Từ cuối thế kỷ 18 trở về trước, các thuyền buồm đều vận chuyển nhờ gió biển trong khi gió lại thổi thất thường. Người ta đã nghĩ tới việc dùng một nguồn năng lực nào không thay đổi và đủ mạnh để thay thế gió. Cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ và

Giấy - Ra đời và phát triển
Ngày nay, vò giấy trong tay rồi ném đi không chút thương tiếc bởi ta có biết đâu sau ba ngàn năm từ ngày có những nét những hình đầu tiên được viết nơi hang động, đất sét... cho tới cách đây hai ngàn năm mới chế biến đư

12 phát minh "không tưởng" của Nikola Tesla
"Bác học điên" Nikola Tesla đã có những ý tưởng khó tin về khoa học như: điều khiển thời tiết, khai thác năng lượng vũ trụ, điện không dây...

20 phát minh nổi tiếng của Trung Hoa cổ đại
La bàn đầu tiên được gọi là "kim chỉ Nam" do người Trung Hoa phát minh rất sớm, ngay khi người ta tìm ra được từ lực và đá nam châm. Người Trung quốc xem hướng Nam là hướng của vua chúa nên dùng chữ "chỉ Nam" chớ không dùng chữ chỉ Bắc.

Chiếc la bàn cổ nhất
Có thể bạn đoán rằng là một đồ vật dùng để múc thức ăn mà ta thường gọi là cái thìa!!! thực tế không phải vậy. Đó là một phát minh quan trọng của người Trung Quốc.
