Xe thám hiểm sao Hoả của NASA "ngủ đông" từ cuối tuần này

Suốt từ ngày 2/7 vừa qua, chiếc xe thám hiểm sao hoả mang tên Curiousity của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã tự ngừng hoạt động và ngắt hầu hết mọi chức năng. Phải tới giờ đây, các nhà khoa học mới tạm khôi phục lại liên lạc được với xe.


Thực tế, từ năm 2013 tới nay, xe đã từng ba lần phải nghỉ ngơi như vậy.

Mặc dù những hi vọng khắc phục trục trặc đã loé lên trở lại nhưng để xác định được nguyên nhân chính xác sẽ vẫn cần thêm thời gian. Cho tới nay, lượng thông tin tải về còn khá ít ỏi và mới chỉ giúp các kĩ sư xác định được nguyên nhân nằm ở sự xung đột bất thường giữa phần mềm máy quay và phần mềm xử lý dữ liệu trên máy tính trung tâm của Curiousity.

Phải tới khi toàn bộ dữ liệu trên chiếc xe thám hiểm này được tải về - qua khoảng cách lên tới 75,32 triệu km giữa Trái đất và sao Hoả - để phân tích đầy đủ, kết luận cuối cùng mới có thể được đưa ra. Từ giờ cho tới lúc đó, Curiousity sẽ tự chuyển vào chế độ ngủ đông an toàn (Safe Mode). Thực tế, từ năm 2013 tới nay, xe đã từng ba lần phải nghỉ ngơi như vậy. Trong đó, một lần liên quan tới lỗi bộ nhớ và NASA đã buộc phải sử dụng bản sao lưu để khôi phục hoạt động cho xe.

Hồi tuần trước, NASA cũng quyết định hoãn lịch "nghỉ hưu" của Curiousity và kéo dài nhiệm vụ thám hiểm tới ngày 1/10/2016 tới. Trong đó, mục tiêu quan trọng trước mắt là việc tìm hiểu thêm về địa chất đồng thời lấy mẫu nước trên bề mặt hành tinh đỏ - nơi được kỳ vọng có thể trở thành ngôi nhà thứ hai của loài người.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/04/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News