Xe tự hành trên Sao Hỏa đã hoạt động trở lại

Curiosity đã hoạt động trở lại sau khi bị tắt máy vào tuần trước và ngừng liên lạc với Trái Đất.

Curiosity, xe thám hiểm Hỏa tinh của NASA, đã hoạt động trở lại sau hơn một tuần tự chuyển sang chế độ chờ an toàn.

Giống như tất cả tàu vũ trụ khác, cho dù khám phá những vùng hoang dã trên hành tinh Đỏ, hay mở đường tiên phong vào không gian vũ trụ sâu thẳm, Curiosity được cài đặt để tự đưa nó vào chế độ chờ an toàn nếu bị một số loại lỗi hệ thống nghiêm trọng đe dọa.

Các kỹ sư NASA đã dành nhiều ngày nghiên cứu điều bí ẩn gì đã làm cho Curiosity tắt máy. Cuối cùng, họ đã "dỗ dành" cỗ máy này ra khỏi chế độ chờ của nó hôm 9/7 vừa qua.


Xe tự hành thám hiểm Sao Hỏa Curiosity. (Nguồn: NASA).

Theo NASA, nguyên nhân làm cho xe tự hành chuyển sang chế độ an toàn đã được xác định là lỗi phần mềm, xảy ra trong khi các dữ liệu hình ảnh do xe chụp đang được chuyển vào bộ nhớ của nó.

Khi Curiosity bật chế độ an toàn của nó vào tuần trước, chiếc xe này ngừng hầu hết các hoạt động khác, chỉ duy trì các hệ thống thiết yếu của nó và tuân theo một trình tự lập trình trước cho việc nối lại liên lạc với Trái Đất.

Đôi khi, những vụ tắt máy này xảy ra khi các tia bức xạ vũ trụ tấn công vào các thiết bị điện tử nhạy cảm của cỗ xe.

Tuy nhiên, trong trường hợp này, Curiosity đang cố gắng lưu hình ảnh vào máy tính thì gặp phải lỗi không phù hợp phần mềm. Để giải quyết điều này, các nhà khoa học của NASA đã nghĩ ra cách để khắc phục tình trạng phần mềm bị lỗi khi hình ảnh đang được lưu.

Curiosity đã chứng tỏ nó là một "nhà thám hiểm dũng cảm" khi từng ba lần phải tự chuyển sang chế độ chờ. Chiếc xe này cũng từng bị gãy một "cánh tay", bị mắc kẹt trên một ngọn đồi, bị thủng bánh xe và một trong những máy ảnh của nó mất khả năng lấy nét...

Tuy nhiên, từ Trái Đất, các nhà khoa học của NASA đã khắc phục thành công các vấn đề nói trên của Curiosity.

Nhiệm vụ của cỗ máy này bắt đầu từ tháng 8/2012 và sau những "chiến công" của Curiosity, NASA đã chấp thuận gia hạn hoạt động cho Curiosity thêm hai năm nữa, ít nhất tới năm 2018.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 28/04/2025
Truyền thuyết về 12 chòm sao

Truyền thuyết về 12 chòm sao

12 chòm sao hoàng đạo và những truyền thuyết về chúng. Bạn có bao giờ tự hỏi những biểu tượng xinh xắn đại diện cho cung hoàng đạo của mình có xuất xứ từ đâu? Biết được bí mật các chòm sao cũng là một cách để hiểu hơn về bản thân và những người xung quanh.

Đăng ngày: 26/04/2025
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News