Xem cảnh gián "sút karate" vào mặt ong để không bị biến thành phận "zombie"

Gián có một loài thiên địch, đó là ong ký sinh. Nhưng thế giới tự nhiên không thể lúc nào cũng rập khuôn được.

Gián, nếu như bỏ đi sức sinh tồn mãnh liệt và khả năng sinh sản vô đối, thì xét cho cùng cũng chỉ là một con bọ yếu đuối.

Loài người chúng ta dễ dàng xử lý một con gián chỉ với một cú đạp (tất nhiên là khi nó không bay). Mèo cũng có thể săn gián. Nhưng thậm chí, những loài côn trùng nhỏ bé hơn cũng có thể giết được gián - điển hình là loài ong ký sinh.

Ong ký sinh - như loài ong ngọc lục bảo của Mỹ - là kẻ thù hết sức khó chịu đối với gián. Chúng sở hữu nọc độc thần kinh loại mạnh, có thể làm tê liệt não bộ của gián, rồi đẻ trứng vào trong cơ thể con mồi.

Kể từ đây, gián sẽ mất đi quyền kiểm soát bản thân, cứ ngơ ngẩn bước trong khi buộc phải mang trứng của ong trong người. Chúng biến thành những con gián zombie thực thụ, cho đến khi ấu trùng ong nở ra và xơi tái con gián từ bên trong.

Tuy nhiên, tự nhiên không phải lúc nào cũng rập khuôn. Hươu nai, bò rừng có lúc còn đạp chết được sư tử, nên gián cũng có cơ chế tự vệ của riêng mình. Và theo như một báo cáo mới đây của các chuyên gia từ ĐH Vanderbilt (Mỹ), gián tự vệ bằng... karate.

Nhà sinh học Ken Catania là người đã ghi lại quá trình tự vệ của loài gián. Đó là một cú đá "giò lái" (tạm hiểu là đá quét ngược) cực mạnh, quét trúng mặt con ong đang lân la đến "làm quen".

"Gián có một tư thế cho phép nó phản ứng lại với lũ ong ký sinh, tôi tạm gọi đó là thế sẵn sàng" - Catania chia sẻ.

"Ở tư thế này, gián có thể dịch chuyển "ăng-ten râu" của nó về phía con ong, từ đó nhận biết được có thứ gì đang tiếp cận, và rồi nhắm một cú đá quét cực mạnh vào đầu kẻ thù. Đây là một cú đá thực sự hiệu quả".

"Giống như các diễn viên võ thuật thường làm vậy".

Trên thực tế, cơ chế tự vệ của gián đã từng được ghi lại trong quá khứ. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên có nghiên cứu thực sự đào sâu về hiệu quả của nó.

Để có được kết quả này, các chuyên gia đã thực hiện một thí nghiệm, trong đó để con ong tiếp cận với gián. Con gián tưởng như chết chắc, nhưng lập tức thực hiện một cú đá cực mạnh và thoát nạn.

Tuy nhiên Catania nhận xét, cơ chế phản kháng này hiệu quả chỉ 63% đối với những con gián trưởng thành. Với gián non, chúng chẳng có bất kỳ cơ hội nào, mà 100% cá thể tham gia thí nghiệm đều bị zombie hóa.


Cơ chế phản kháng này hiệu quả chỉ 63% đối với những con gián trưởng thành.

Nhưng điều quan trọng hơn, chính lũ ong cũng nhận ra cơ chế phòng ngự của gián trưởng thành. Bởi vậy, chúng luôn nhắm đến những con gián cỡ nhỏ với khả năng phòng ngự kém, đúng như tiêu chí chọn lọc của tự nhiên là "mạnh được yếu thua".

Đối với ong, khi bắt được mối, chúng chẳng dễ gì bỏ ra. 2 sợi râu ăng-ten sẽ bị cắn đứt, rồi sau đó con ong sẽ đục một lỗ trên thân của gián, đẻ trứng vào đó, và con gián lúc này cầm chắc cái chết.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Brain, Behavior and Evolution.

Loading...
TIN CŨ HƠN
8 loại ký sinh trùng có nguy cơ lẩn trốn trong thức ăn bạn ăn hàng ngày

8 loại ký sinh trùng có nguy cơ lẩn trốn trong thức ăn bạn ăn hàng ngày

Nếu không cẩn thận, bạn hoàn toàn có thể ăn phải những ký sinh trùng này mà không hề hay biết.

Đăng ngày: 23/02/2025
Chanh ngón tay - Loại chanh giống trứng cá hồi đắt nhất thế giới

Chanh ngón tay - Loại chanh giống trứng cá hồi đắt nhất thế giới

Giá thành cho 1kg của loại quả này tới hàng triệu đồng nhưng giới nhà giàu Trung Quốc vẫn săn lùng đặt mua cho bằng được.

Đăng ngày: 17/02/2025
Loại đào

Loại đào "tiến vua" có gì đặc biệt mà có giá bán tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng?

Đào Thất thốn là một loại đào cảnh cổ, hiếm và có sức sống rất mãnh liệt. Cây có dáng lùn, lá to, dài, có màu xanh đậm, từ gốc đến cành đều sùi phồng, nổi những u, mấu xù xì tạo nên vẻ cổ kính, phong trần.

Đăng ngày: 14/02/2025
Những loài ký sinh kinh dị trên cơ thể người

Những loài ký sinh kinh dị trên cơ thể người

Cơ thể người là một mảnh đất màu mỡ cho các loài “quái vật” kinh dị ký sinh. Chúng ăn, ở, sinh sôi nảy nở và sau đó quay lại làm hại chúng ta.

Đăng ngày: 05/02/2025
Cận cảnh quá trình ve sầu

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"

Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.

Đăng ngày: 03/02/2025
Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Đăng ngày: 02/02/2025
Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Hiện nay các loại nấm là món ăn ưa thích của nhiều người. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao chúng còn là nguyên liệu để chế biến những món ăn hấp dẫn.

Đăng ngày: 31/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News