Xem mưa sao băng Eta Aquarids vào đầu tuần tới
Vào rạng sáng ngày 5-6/5, người yêu thiên văn trên khắp thế giới có thể chiêm ngưỡng trận mưa sao băng Eta Aquarids.
>>> Mưa sao băng Perseid đẹp nhất trong 113 năm
Trao đổi với phóng viên, anh Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội thiên văn học trẻ Việt Nam cho hay, đây là trận mưa sao băng nhỏ với dự báo khoảng 20 vệt sao băng/giờ vào lúc cực đại.
Mưa sao băng Eta Aquarids có trung tâm là chòm sao Aquarius (Bảo Bình), bắt đầu từ ngày 19/4 và kết thúc vào 28/5. Tuy nhiên, thời điểm cực đại của hiện tượng này sẽ rơi vào ngày 5-6/5 và đẹp nhất vào sau 3 giờ sáng.
Ảnh minh họa: skyandtelescope.com
Để xem mưa sao băng Eta Aquarids, người yêu thiên văn có thể hướng mắt lên bầu trời phía Đông, lúc ấy chòm sao đã lên tới gần đỉnh đầu nên tư thế tốt nhất là nằm ngửa.
Việc quan sát không cần bất kỳ thiết bị bảo vệ mắt nào cũng như kính thiên văn và ống nhòm. Tuy nhiên người xem cần có góc nhìn rộng tránh những nơi có ánh sáng như đèn cao áp.
Anh Sơn cũng cho hay, thời tiết mùa hè nhìn chung khá lý tưởng cho việc quan sát bầu trời. Đặc biệt, thời điểm quan sát cũng rơi vào đầu tháng Âm lịch nên ít bị ảnh hưởng bởi ánh trăng. Tại các khu vực và địa phương có mức độ ô nhiễm khí quyển nhỏ, bầu trời về đêm những ngày này khá trong và người quan sát có thể nhìn rõ các chòm sao nổi bật trên nền trời.
Tuy nhiên, ở một số khu vực như Hà Nội mấy ngày gần đây xuất hiện nhiều mây và có mưa nên sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới việc quan sát.
Anh Sơn chia sẻ kinh nghiệm, người quan sát có thể căn cứ vào việc nếu đếm được vài chục ngôi sao trên bầu trời thì sẽ có cơ hội xem mưa sao băng.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.
