Xôn xao vì cực quang dịch về phía nam

Những dải cực quang có độ sáng cao bất thường xuất hiện ở các vùng nằm xa Bắc Cực về phía nam vào tối 24/10 do một cơn bão từ.

Theo viện Khí tượng Phần Lan, mặc dù cường độ của cơn bão từ đã giảm, những dải cực quang sáng sẽ tiếp tục hiện ra trên bầu trời trong vài đêm tới. Cực quang rất sáng cũng xuất hiện tại các nước nằm xa hơn về phía nam như Estonia và Latvia.


Cực quang ở miền nam Phần Lan vào tối 24/10. (Ảnh: Vesa Vauhkonen)

Viện Khí tượng Phần Lan thông báo những đợt phun trào trên mặt trời sẽ tiếp tục diễn ra trong vài ngày tới nên những người yêu thiên văn ở miền bắc Phần Lan cũng sẽ có cơ hội ngắm cực quang.

Các nhà khoa học giải thích rằng một đợt phun trào cực mạnh trên tầng thượng quyển của mặt trời gây nên cực quang vào đêm 24/10.

Tại Mỹ các chuyên gia khí tượng ngạc nhiên khi thấy cực quang sáng xuất hiện ở các bang phía nam như Arkansas, Kentucky, Georgia vào tối 24/10. Từ trước tới nay cực quang thường chỉ xuất hiện ở các bang phía bắc. Dữ liệu mà một camera tự động của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) ghi được cho thấy những dải sáng màu đỏ và xanh lục xuất hiện liên tục trong 20 phút ở phía trên thành phố Huntsville, bang Alaska.

"Đây là một hiện tượng hiếm hoi. Chúng ta không thường xuyên thấy cực quang dịch chuyển xa về phía nam như vậy", Bill Cooke, một nhà khoa học của NASA, bình luận.


Những dải sáng kỳ ảo ở bang Arkansas, Mỹ vào đêm 24/10. (Ảnh: AP)

Các chuyên gia của Trung tâm Dự báo Thời tiết Vũ trụ Mỹ - nơi theo dõi các trận bão từ - cũng tỏ ra ngạc nhiên khi bão từ dịch chuyển khá xa về phía nam. Bob Rutledge, giám đốc trung tâm, nói rằng ông không nghĩ người dân ở một bang nằm xa về phía nam như Iowa có thể thấy cực quang.

“Trận bão từ gây nên cực quang hôm đó chỉ có cường độ trung bình”, ông cho biết.

Cực quang xuất hiện do những hạt mang điện tích từ mặt trời lao vào bầu khí quyển trái đất với tốc độ cực lớn. Trong quá trình di chuyển, những hạt mang điện tích đâm vào các nguyên tử oxy và nitơ khiến mức năng lượng của chúng tăng lên. Kết quả là những nguyên tử nitơ và oxy phát ra ánh sáng nhiều màu sắc. Người ta gọi cực quang ở cực bắc trái đất là bắc cực quang và cực quang ở cực nam là nam cực quang.

Loading...
TIN CŨ HƠN
11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/04/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Đăng ngày: 06/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News