Xuất hiện công nghệ COMET điều chỉnh mọi tế bào của người

Trong bối cảnh công nghệ chỉnh sửa gene CRISPR bị nghi ngờ không đủ chính xác và an toàn để sử dụng trong y học, các nhà khoa học Mỹ đã phát triển nền tảng mới được gọi là COMET cho phép khám phá và thay đổi các chức năng cơ bản của tế bào, cũng như tạo ra các phương pháp mới để điều trị bệnh, trong số đó có cả ung thư.

Theo Phys.org, công nghệ chỉnh sửa bộ gene CRISPR có thể được thay thế bằng một công nghệ hoàn toàn mới để sửa chữa ở cấp độ tế bào các trục trặc trong cơ thể của động vật có vú, kể cả ở người. Nền tảng mới được gọi là COMET cho phép khám phá và thay đổi các chức năng cơ bản của tế bào, cũng như tạo ra các phương pháp mới để điều trị bệnh, trong số đó có cả ung thư.

Xuất hiện công nghệ COMET điều chỉnh mọi tế bào của người
COMET là công nghệ hoàn toàn mới để sửa chữa ở cấp độ tế bào các trục trặc trong cơ thể của động vật có vú, kể cả ở người - (Ảnh: Northwestern University).

Nhờ những tiến bộ trong sinh học tổng hợp, các nhà khoa học có thể lập trình lại các tế bào vi khuẩn để thực hiện các hoạt động mới và tạo ra các hợp chất mới. Tuy nhiên, các tế bào động vật có vú phức tạp hơn nhiều, vì vậy, việc sửa đổi chúng đòi hỏi rất nhiều nỗ lực. Các công cụ chỉnh sửa gene, bao gồm CRISPR, cho phép “viết lại” các gene riêng lẻ, nhưng không phải toàn bộ mạng phân tử. Các chuyên gia từ Đại học Tây Bắc (Mỹ) đã đề xuất một cách tiếp cận mới cho vấn đề này. Họ đã phát triển một nền tảng được gọi là COMET, bộ công cụ đầu tiên để cấu hình lại các tế bào động vật có vú.

Mục tiêu ban đầu của nhóm nghiên cứu là phát triển các liệu pháp tế bào, ví dụ như cách lập trình lại các tế bào miễn dịch để chống ung thư. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhanh chóng nhận ra rằng họ cần một công cụ mới để cung cấp cho các tế bào chức năng mới.

Bước đầu tiên là tạo ra một thư viện bao gồm các yếu tố thúc đẩy và phiên mã điều chỉnh sự biểu hiện gene. Dựa trên dữ liệu thu được, một mô hình toán học đã được phát triển để giải thích sự tương tác của các gene bên trong các tế bào. Chính mô hình toán học này là cơ sở của COMET. Nền tảng này bao gồm các hợp chất tổng hợp, nhờ đó có thể kiểm soát hoạt tính của các gene ở mức độ mà trước đó không thể thực hiện được.

Hiện tại, nhóm nghiên cứu đang làm việc để ứng dụng thực tế công cụ COMET. Cụ thể, họ có kế hoạch sử dụng nó để lập trình lại các tế bào để đưa thuốc trực tiếp đến các khối u. Để làm điều này, các nhà khoa học cần dạy cho tế bào phân biệt mô khỏe mạnh với ung thư. Các tác giả cũng muốn làm cho công nghệ mới dễ tiếp cận với các nhóm khoa học khác. Điều này không chỉ giúp phát triển các phương pháp y học và công nghệ sinh học mới, mà còn thúc đẩy nghiên cứu về khả năng miễn dịch, sinh sản và các quá trình sinh học cơ bản khác.

Mặc dù công nghệ chỉnh sửa gene CRISPR đã phổ biến, nhiều nhà nghiên cứu vẫn cho rằng nó không đủ chính xác và an toàn để sử dụng trong y học. Điều này kích thích tìm kiếm các phương pháp thay thế để tạo ra những thay đổi trong bộ gene. Năm 2019, một số công cụ như vậy đã được giới thiệu cùng một lúc - cả các phiên bản CRISPR lẫn các công nghệ hoàn toàn mới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bẻ cong kim cương ở mức độ nano

Bẻ cong kim cương ở mức độ nano

Các nhà khoa học chiếu một lực điện trường sau đó sử dụng kính hiển vi điện tử quét tác động lên tính chất cơ học của sợi nano kim cương.

Đăng ngày: 13/02/2020
Italia dùng công nghệ in 3D để tạo ra

Italia dùng công nghệ in 3D để tạo ra "thịt chay", giải quyết khủng hoảng lương thực trong tương lai

Theo nhóm nghiên cứu, chi phí cho việc in 100g thịt bằng công nghệ này chỉ khoảng 3 USD, không quá cao so với việc mua thịt trực tiếp trong siêu thị.

Đăng ngày: 12/02/2020
“Biến” những hạt mưa rơi thành năng lượng

“Biến” những hạt mưa rơi thành năng lượng

Các nhà khoa học vừa tìm ra một phương pháp mới sử dụng năng lượng của những giọt nước rơi trực tiếp.

Đăng ngày: 11/02/2020
Mặt nạ tích hợp màn hình, giúp lính cứu hỏa có thể “nhìn xuyên” màn khói dày đặc

Mặt nạ tích hợp màn hình, giúp lính cứu hỏa có thể “nhìn xuyên” màn khói dày đặc

Loại mặt nạ phòng độc kết hợp với màn hình của các nhà khoa học Mỹ có thể hiển thị chính xác các vật thể ở đằng sau màn khói lửa vô cùng nguy hiểm.

Đăng ngày: 10/02/2020
Lần đầu tạo ra robot có thể thoát

Lần đầu tạo ra robot có thể thoát "mồ hôi"

Đây có thể sẽ là bước đột phá so với loại robot kỹ thuật trước đó, tạo ra thế hệ robot có khả năng đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ trong môi trường nhiệt độ cao.

Đăng ngày: 09/02/2020
Gạch bê tông

Gạch bê tông "sống" có thể tự vá lành và sinh sôi

Các nhà khoa học phát triển "bê tông sống" thân thiện với môi trường bằng cách trộn cát, hydrogel và vi khuẩn để tạo vật liệu xây dựng cứng như xi măng.

Đăng ngày: 02/02/2020
Kính che nắng thông minh tự tìm mắt lái xe để che

Kính che nắng thông minh tự tìm mắt lái xe để che

Tập đoàn Bosch đã giới thiệu một thiết bị che nắng trong suốt, sử dụng trí tuệ nhân tạo để xác định vị trí mắt người lái xe rồi che nắng mà không chắn tầm nhìn.

Đăng ngày: 24/01/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News