Xuất hiện tiếng động lạ từ tàu vũ trụ Boeing Starliner không người

"Tiếng động lạ" được báo cáo bởi một trong 2 phi hành gia đang bị mắc kẹt ngoài vũ trụ do sự cố của tàu vũ trụ Boeing Starliner.

Theo The Guardian, phi hành gia NASA Butch Wilmore vừa báo cáo về một "tiếng động lạ" phát ra từ tàu vũ trụ Boeing Starliner, là con tàu đã đưa ông và đồng nghiệp Suni Williams lên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) và khiến họ bị mắc kẹt trong 6 tháng qua.

Boeing Starlines đang chuẩn bị cho chuyến trở về mà không có phi hành gia, đồng nghĩa với việc ông Wilmore và bà Williams sẽ tiếp tục mắc kẹt nhiều tháng nữa.

Xuất
Các phi hành gia Butch Wilmore và Suni Williams bị mắc kẹt trên ISS vì sự cố của tàu vũ trụ Boeing Starlines - (Ảnh: NASA).

NASA cho biết cuộc gọi của ông Wilmore đến trung tâm điều khiển nhiệm vụ ở Houston xảy ra hồi cuối tuần trước, khi ông nhận thấy một tiếng động lạ phát ra từ loa bên trong con tàu hỏng.

"Có một tiếng động lạ phát ra từ loa... Tôi không biết điều gì tạo ra nó" - ông Wilmore nói với trung tâm điều khiển.

Điều đó đã làm bắt đầu một cuộc điều tra mới nhằm truy tìm tiếng ồn bên trong con tàu đã hỏng này.

Trước đó, người ta biết được con tàu bị rò rỉ khí heli và có các vấn đề về động cơ, khiến nó trục trặc trong chuyến đi đến ISS và không thể đưa các phi hành gia trở về.

Nguồn tiếng ồn phát ra từ tàu vũ trụ Boeing được cho là xuất phát từ vòng phản hồi loa giữa trạm vũ trụ và Starliner.

Trong quá trình tìm kiếm thủ phạm gây ra tiếng động, ông Wilmore đã yêu cầu các nhân viên ở Houston xem họ có thể nghe được không và cuối cùng phi hành gia này - có thể đang lơ lửng bên trong Starliner, đã phải đưa micro của mình lên gần loa.

Trung tâm điều khiển xác nhận tiếng động lạ này giống như một tiếng đập bí ẩn hay tiếng của máy dò âm thanh dưới nước ping sonar.

Theo một phân tích trên trang Ars Technica, tiếng động lạ ngoài vũ trụ tĩnh lặng không phải điều chưa từng xảy ra. Năm 2003, phi hành gia người Trung Quốc Dương Lợi Vĩ cho biết ông đã nghe thấy thứ gì đó giống như tiếng một chiếc xô sắt bị một chiếc búa gỗ đập vào.

Tàu vũ trụ Boeing Starliner đang được thiết lập để quay trở lại bằng chế độ lái tự động đến điểm hạ cánh ở New Mexico - Mỹ vào ngày 6-9.

Trong khi đó, 2 phi hành gia bị mắc kẹt được lên kế hoạch trở về địa cầu trong một khoang tàu do đối thủ cạnh tranh của Boeing là Space X chế tạo vào tháng 2 năm sau.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khám phá thần tốc, giới khoa học đã tiến sát đến việc xác định vật chất tối

Khám phá thần tốc, giới khoa học đã tiến sát đến việc xác định vật chất tối

Kết quả mới từ máy dò vật chất tối nhạy nhất thế giới đã khoanh vùng giới hạn tốt nhất từ ​​trước đến nay đối với các hạt được gọi là WIMP.

Đăng ngày: 03/09/2024
NASA ấn định ngày trở về của tàu Starliner nhưng không đem theo phi hành đoàn

NASA ấn định ngày trở về của tàu Starliner nhưng không đem theo phi hành đoàn

Sau 12 tuần “mắc kẹt” trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS), tàu vũ trụ Starliner của tập đoàn Boeing cuối cùng cũng được lên lịch trở về nhà vào ngày 6/9.

Đăng ngày: 03/09/2024
Lịch quan sát Mặt trăng

Lịch quan sát Mặt trăng "vô hình" vào hôm nay 3/9

Ngày 3/9, Mặt Trăng xuất hiện ở giữa Trái Đất và Mặt Trời, khi đó, chúng ta gần như nhìn thấy chính xác một nửa bán cầu không được chiếu sáng của vệ tinh này khiến nó gần như trở nên vô hình.

Đăng ngày: 03/09/2024
Nhóm nghiên cứu Trung Quốc đề xuất hệ thống phòng thủ hạt nhân đối phó tiểu hành tinh

Nhóm nghiên cứu Trung Quốc đề xuất hệ thống phòng thủ hạt nhân đối phó tiểu hành tinh

Nhóm nhà nghiên cứu Trung Quốc đề xuất phát triển hệ thống phòng thủ hạt nhân toàn cầu để đối phó các tiểu hành tinh đe dọa Trái đất.

Đăng ngày: 03/09/2024
Bầu trời đêm tháng 9 kỳ thú bởi hàng loạt hiện tượng hiếm gặp

Bầu trời đêm tháng 9 kỳ thú bởi hàng loạt hiện tượng hiếm gặp

Hội Thiên văn Hà Nội (HAS) cho biết, tháng 9 năm nay sẽ diễn ra nhiều hiện tượng thiên văn thú vị nhất trong năm.

Đăng ngày: 03/09/2024
Lộ diện 6

Lộ diện 6 "hành tinh từ hư không" nặng gấp hàng ngàn lần Trái đất

Siêu kính viễn vọng James Webb đã chụp được 6 vật thể sơ sinh có thể đại diện cho trạng thái " lửng lơ" giữa hành tinh và ngôi sao.

Đăng ngày: 03/09/2024
Hóa ra Trái đất không phải là trung tâm của vũ trụ!

Hóa ra Trái đất không phải là trung tâm của vũ trụ!

Với sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ kính viễn vọng và các thiết bị quan sát hiện đại, các nhà khoa học đã xác định được rằng đường kính của vũ trụ quan sát được là khoảng 93 tỷ năm ánh sáng.

Đăng ngày: 02/09/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News