Xương gà tây mài nhọn dùng để xăm 5.500 năm trước

Các chuyên gia tìm thấy chất màu và các công cụ làm từ xương gà tây cổ xưa nhất thế giới mà người Mỹ bản địa từng dùng để xăm.

Xương gà tây mài nhọn dùng để xăm 5.500 năm trướcXương gà tây mài nhọn dùng để xăm 5.500 năm trước
4 đoạn xương cổ chân gà tây dùng làm dụng cụ xăm hàng nghìn năm trước. Ảnh: Aaron Deter-Wolf.

Nhóm nghiên cứu của chuyên gia Aaron Deter-Wolf tại Sở Môi trường và Bảo tồn Tennessee tiến hành phân tích chi tiết các công cụ xương gà tây sắc nhọn tại Fernvale, di chỉ khảo cổ của người Mỹ bản địa ở bang Tennessee, Science Alert hôm 27/5 đưa tin. Chúng từng được phân loại đơn giản là "công cụ" sau khi khai quật vào năm 1985. Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy đây có thể là vật dụng dùng để xăm mình cổ xưa nhất thế giới.

"Trong nghiên cứu này, chúng tôi không chỉ tiến hành phân loại hình thái cơ bản. Chúng tôi kết hợp phân tích khảo cổ học động vật, đánh giá kỹ thuật, phân tích độ mòn sử dụng và nghiên cứu khoa học vật liệu để kiểm tra các công cụ xương khai quật từ một di chỉ của người Mỹ bản địa cổ đại ở vùng trung tâm Tennessee", nhóm chuyên gia cho biết.

Các phân tích hé lộ, khoảng năm 3500 - 1600 trước Công nguyên, cư dân tại Fernvale đã dùng xương gà tây hoang mài nhọn và các chất màu đỏ, đen để xăm mình. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Archaeological Science.

Bộ dụng cụ phát hiện tại Fernvale gồm 4 xương cổ chân mài nhọn, trong đó hai chiếc có đầu nhọn còn nguyên vẹn, và hai xương quay nhỏ hơn với vết chất màu vẫn còn thấy rõ. Nhóm chuyên gia quan sát chúng rất kỹ dưới kính hiển vi để thống kê những vết tích để lại do chế tạo và mài mòn. Ngoài ra, họ cũng sử dụng quang phổ huỳnh quang tia X để giúp xác định các chất màu.

Nhóm nhà khoa học so sánh các phân tích mới với kết quả của một nghiên cứu cũ. Trong nghiên cứu này, một nhóm nhà khảo cổ khác đã chế tạo các công cụ xăm sắc nhọn từ xương hươu đuôi trắng rồi thử xăm da lợn nhằm tìm hiểu xem chúng sẽ tạo ra những dấu vết chế tạo và mài mòn như thế nào.

Phân tích quang phổ chỉ ra, các vết màu đỏ và đen trên xương quay có thể bắt nguồn từ oxit sắt và carbon - cả hai đều được ghi nhận là vật liệu xăm truyền thống trong các tài liệu khảo cổ. Ngoài ra, những vết mòn và cặn màu lưu lại trên xương gà tây cũng khớp với vết mòn và cặn màu trên xương hươu.

Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy một số mảnh vỏ của động vật thân mềm hai mảnh vỏ tại di chỉ Fernvale bị dính màu. Họ cho rằng nhiều khả năng chúng được dùng làm đồ đựng chất màu trong quá trình xăm.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Một loài khủng long mới được phát hiện sau 98 triệu năm

Một loài khủng long mới được phát hiện sau 98 triệu năm

Một nhóm các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện ra xương của một con khủng long ở giữa vùng hẻo lánh của Úc.

Đăng ngày: 30/05/2021
Dò kim loại, đào được kho báu đầy vàng bạc

Dò kim loại, đào được kho báu đầy vàng bạc "từ 2 thế giới"

Các nhà khoa học đã mất tận 3 năm rưỡi để phân tích kho báu Galloway Hoard, gồm rất nhiều trang sức vàng, bạc được chế tác tinh xảo, được một người do kim loại phát hiện ở Scotland.

Đăng ngày: 29/05/2021
Làm đường, bất ngờ phát hiện

Làm đường, bất ngờ phát hiện "ngôi làng kho báu" 7 thế kỷ

Hoạt động xây dựng ven đường cao tốc Bắc Lanakshire (Anh) đã làm lộ ra 4 tòa nhà có niên đại từ thế kỷ thứ 14-17, cho thấy một ngôi làng cổ đang ẩn bên dưới con đường và khu vực lân cận.

Đăng ngày: 28/05/2021
Madagascar có thể là thành trì bí mật của

Madagascar có thể là thành trì bí mật của "cá hóa thạch sống"

Madagascar có thể là thành trì bí mật của cá linh, loài cá " hóa thạch sống" từng bị coi là tuyệt chủng cho đến khi một ngư dân bắt được một con vào năm 1938.

Đăng ngày: 28/05/2021
Khai quật lăng mộ phát hiện chuôi kiếm vàng ròng nặng 6kg nhưng đống sắt vụn bên cạnh mới đáng giá

Khai quật lăng mộ phát hiện chuôi kiếm vàng ròng nặng 6kg nhưng đống sắt vụn bên cạnh mới đáng giá

Khi nhìn thấy mảnh sắt rỉ sét, trưởng nhóm khảo cổ bỗng reo lên: " Đống sắt vụn này mới là quốc bảo, là thành tựu lớn nhất trong cuộc khảo cổ này!"

Đăng ngày: 28/05/2021
Phát hiện loài thương long mới sở hữu cá miệng của loài cá sấu

Phát hiện loài thương long mới sở hữu cá miệng của loài cá sấu

Các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện ra một con thương long kỳ lạ với cái miệng của loài cá sấu!

Đăng ngày: 26/05/2021
Bộ xương cá cổ đại tiết lộ chế độ ăn kiêng của người Do Thái

Bộ xương cá cổ đại tiết lộ chế độ ăn kiêng của người Do Thái

Người Do Thái cổ đại thường ăn cá vào khoảng thời gian mà loại thực phẩm này bị cấm trong Kinh thánh, một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Tel Aviv cho thấy .

Đăng ngày: 26/05/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News