Nhìn đôi mắt đoán số năm bạn còn sống

Nghiên cứu trên gần 47.000 người trưởng thành cho thấy võng mạc nắm giữ những manh mối quan trọng về đồng hồ sinh học của bạn.

Nếu bạn có thể biết mình còn sống được bao lâu, bạn có muốn biết không?

Một nghiên cứu gần đây, được công bố trên tạp chí British Journal of Ophthalmology của Anh cho thấy đôi mắt có thể vén bức màn về tuổi thọ của bạn. Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế phát hiện mối liên hệ giữa tuổi sinh học võng mạc của một người và nguy cơ tử vong của họ.

Cửa sổ dự đoán tuổi thọ

Võng mạc là màng ở phía sau của mắt, chứa hàng triệu tế bào nhạy cảm với ánh sáng (tế bào hình que và tế bào hình nón) cùng các tế bào thần kinh khác nhận, tổ chức thông tin thị giác.


Võng mạc có thể trở thành dấu ấn quan trọng trong việc xác định tuổi thọ của người nào đó. (Ảnh: Yahoo).

Một nghiên cứu trên gần 47.000 người trưởng thành cho thấy những người có võng mạc “già” hơn tuổi thực của họ có nhiều khả năng tử vong hơn trong 10 năm tiếp theo. Khám phá này có thể mang lại ý nghĩa sâu sắc với các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer.

Bác sĩ Mingguang He, Trung tâm Nghiên cứu Mắt Australia, tác giả chính, cho biết: “Võng mạc là 'cửa sổ' duy nhất, dễ tiếp cận để đánh giá các quá trình bệnh lý cơ bản trong bệnh hệ thống mạch máu và thần kinh liên quan tăng nguy cơ tử vong".

Các nhà nghiên cứu đã theo dõi những người tham gia, tất cả từ 40 đến 69 tuổi, trong thời gian trung bình là 11 năm.

Mỗi người đều được quét võng mạc và dữ liệu ghi lại tại Biobank. Đây là cơ sở dữ liệu y sinh và tài nguyên nghiên cứu quy mô lớn, chứa thông tin chuyên sâu về di truyền và sức khỏe từ nửa triệu người ở Vương quốc Anh.

Nhóm nghiên cứu so sánh “tuổi sinh học” của mỗi võng mạc với tuổi thọ của người đó. Từ đây, họ phát hiện “khoảng cách tuổi võng mạc” ở nhiều tình nguyện viên. Khoảng cách này lớn liên quan nguy cơ tử vong cao hơn từ 49 đến 67% do bất kỳ nguyên nhân nào khác ngoài bệnh tim mạch hoặc ung thư.

Kết quả này cũng đã tính toán đến các yếu tố có thể ảnh hưởng như huyết áp cao, chỉ số khối cơ thể (BMI), thói quen lối sống và dân tộc.

“Những phát hiện mới của chúng tôi xác định khoảng cách tuổi võng mạc là yếu tố dự báo độc lập về nguy cơ tử vong cao hơn của ai đó, đặc biệt là tỷ lệ tử vong không do bệnh tim mạch/không do ung thư. Những phát hiện này cho thấy tuổi võng mạc có thể là dấu hiệu sinh học quan trọng về mặt lâm sàng của quá trình lão hóa", đại diện nhóm tác giả nói.

Với mỗi khoảng cách tuổi tác gia tăng trong một năm, nguy cơ tử vong do bất kỳ nguyên nhân nào đó tăng lên lần lượt là 2% và 3%.

Phát hiện này bổ sung thêm bằng chứng cho thấy mạng lưới các mạch nhỏ trong võng mạc là chỉ số đáng tin cậy về sức khỏe tổng thể của hệ tuần hoàn và não bộ. Rủi ro bệnh tật và tử vong tăng lên theo độ tuổi, nhưng rõ ràng là chúng khác nhau đáng kể ở những người cùng độ tuổi, theo nhóm nghiên cứu.

Dấu hiệu sinh học mới

Các tác giả nghiên cứu đã sử dụng AI tiên tiến để dự đoán chính xác tuổi võng mạc của một người từ hình ảnh. Công nghệ này khác với các thử nghiệm mô, tế bào và hóa học tương tự về quá trình lão hóa sinh học vốn có. Các công nghệ trước đó vướng mắc rất nhiều vấn đề về đạo đức và quyền riêng tư. Các xét nghiệm này cũng xâm lấn, tốn kém và mất thời gian.


Đôi mắt không chỉ là "cửa sổ tâm hồn" mà còn có thể là cửa sổ dự đoán tuổi thọ. (Ảnh: BBC).

Nhóm nghiên cứu sử dụng khoảng 19.200 hình ảnh quỹ tích từ mắt phải của 11.052 người tham gia có sức khỏe tương đối tốt. Họ tìm mối liên hệ chặt chẽ giữa tuổi võng mạc được dự đoán và tuổi thực, với độ chính xác tổng thể trong vòng 3,5 năm.

Quy trình tương tự được áp dụng cho mắt trái và cho kết quả giống nhau. Sau đó, các nhà khoa học đánh giá khoảng cách tuổi võng mạc ở 35.917 tình nguyện viên còn lại.

Trong thời gian nghiên cứu, 1.871 (5%) người tham gia đã qua đời. Trong nhóm này, 321 (17%) chết vì bệnh tim mạch, 1.018 (54,5%) chết vì ung thư, và 532 (28,5%) chết với các nguyên nhân khác bao gồm chứng mất trí.

Hơn 50% số người tham gia thuộc nhóm “già nhanh” (những người có võng mạc trông già hơn tuổi thật) có khoảng cách tuổi võng mạc là hơn 3 năm. Còn lại, 28% có khoảng cách 5 năm và 4,5% có khoảng cách hơn 10 năm.

Phát hiện mới, kết hợp với nghiên cứu trước đây, củng cố thêm bằng chứng cho “giả thuyết rằng võng mạc đóng vai trò quan trọng trong quá trình lão hóa”, bác sĩ He viết.

Các tác giả nghiên cứu kết luận: “Phát hiện của chúng tôi chỉ ra khoảng cách tuổi võng mạc có thể là dấu hiệu sinh học tiềm ẩn của sự lão hóa, có liên quan mật thiết đến nguy cơ tử vong. Hình ảnh võng mạc có khả năng như một công cụ sàng lọc để phân tầng nguy cơ và đưa ra các biện pháp can thiệp phù hợp”.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Ma túy

Ma túy "nước biển" là gì?

"Nước biển" (GHB) là một trong những loại ma túy kích dục nguy hiểm, được nhiều kẻ hiếp dâm lợi dụng để khống chế nạn nhân.

Đăng ngày: 18/04/2025
Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.

Đăng ngày: 16/04/2025
Nắng nóng dễ bị bệnh gì?

Nắng nóng dễ bị bệnh gì?

Tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, nhồi máu cơ tim, đột quỵ là bệnh dễ xảy ra trong thời tiết nắng nóng kéo dài hiện nay.

Đăng ngày: 12/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News