Ý tưởng "che ô" Trái đất để ngăn ấm lên toàn cầu
Một nhà nghiên cứu Mỹ đề xuất sử dụng tấm chắn buộc vào tiểu hành tinh để giảm bớt ánh sáng Mặt trời chiếu đến Trái đất, qua đó ngăn nhiệt độ tăng lên.
Trái đất đang ấm lên nhanh chóng và giới khoa học đang phát triển nhiều giải pháp để giảm bớt ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. István Szapudi, nhà nghiên cứu ở Viện thiên văn học thuộc Đại học Hawaii đề xuất giải pháp mới là tấm chắn Mặt trời để giảm bớt ánh sáng chiếu đến Trái đất, buộc vào một tiểu hành tinh làm đối trọng. Hiện nay, nghiên cứu kỹ thuật sử dụng phương pháp này có thể bắt đầu để tạo ra thiết kế khả thi giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu trong vòng vài thập kỷ. Szapudi mô tả giải pháp trong bài báo đăng trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences, Phys.org hôm 31/7 đưa tin.
Thiết kế tấm chắn buộc vào tiểu hành tinh giúp làm mát Trái đất. (Ảnh: Brooks Bays).
Một trong những giải pháp đơn giản nhất để giảm nhiệt độ toàn cầu là che chắn Trái đất khỏi một phần ánh sáng Mặt trời. Ý tưởng mang tên tấm chắn Mặt trời từng được đề xuất trước đây, nhưng cần trọng lượng lớn khiến tấm chắn đủ đồ sộ để cân bằng lực hấp dẫn và ngăn áp suất bức xạ Mặt trời thổi bay nó.
Giải pháp của Szapudi bao gồm hai sáng kiến: vật đối trọng buộc dây giúp tổng khối lượng tấm chắn giảm hơn 100 lần và sử dụng tiểu hành tinh "bắt" được làm vật đối trọng, tránh phải phóng khối lượng lớn từ Trái đất. "Ở Hawaii, nhiều người sử dụng ô để che ánh sáng Mặt trời khi đi bộ vào ban ngày. Tôi nghĩ liệu chúng ta có thể làm tương tự với Trái đất, qua đó giảm bớt tác động từ biến đổi khí hậu hay không?" Szapudi chia sẻ.
Szapudi bắt đầu với mục tiêu giảm 1,7% bức xạ Mặt trời. Đây là con số cần thiết theo ước tính để ngăn chặn nhiệt độ toàn cầu tăng tới mức gây thảm họa. Ông nhận thấy đặt một vật đối trọng buộc dây về phía Mặt trời có thể giúp giảm trọng lượng của tấm chắn và vật đối trọng xuống khoảng 3,5 triệu tấn, nhẹ hơn 100 lần so với ước tính trước đây về trọng lượng tấm chắn không có vật neo.
Dù con số này vẫn vượt xa khả năng phóng hiện nay, tấm chắn chỉ chiếm 1% trọng lượng (35.000 tấn) và đó là bộ phận duy nhất cần phóng từ Trái đất. Với các vật liệu mới nhẹ hơn, khối lượng tấm chắn có thể giảm mạnh hơn. 99% tổng khối lượng còn lại sẽ là tiểu hành tinh hoặc bụi Mặt trăng dùng làm vật đối trọng. Cấu trúc buộc dây như vậy sẽ nhanh và rẻ hơn so với chế tạo và triển khai nhiều thiết kế tấm chắn khác.
Những tên lửa lớn nhất hiện nay chỉ có thể đưa 50 tấn hàng lên quỹ đạo thấp của Trái đất, vì vậy phương pháp quản lý bức xạ Mặt trời này vẫn là một thách thức. Tuy nhiên, sáng kiến của Szapudi có khả thi hơn so với các ý tưởng trước đó.

Phát hiện thế giới khác đầy "tuyết" rơi ngay bên trong lòng Trái đất
Các tín hiệu kỳ lạ từ nơi sâu thẳm bên trong lòng Trái đất đã giúp các nhà khoa học xác định một thế giới không tưởng, sâu 3.000km bên dưới bề mặt, nơi tuyết giàu silicon đang rơi.

Mất bao nhiêu năm để khám phá vũ trụ khi di chuyển với tốc độ ánh sáng?
Tốc độ ánh sáng tương đương 299.792.458 m/s được xem là giới hạn tốc độ tối đa được tiết lộ bởi thuyết tương đối của Einstein.

Kính viễn vọng Hubble chụp được sao cực sáng đầy lạ lùng
Kính viễn vọng không gian Hubble vừa bắt được khoảnh khắc một ngôi sao “cô đơn” với ánh sáng chói lòa với những tia sáng bất thường.

Kính viễn vọng Hubble phát hiện "quái vật vô hình" nặng bằng 20 triệu Mặt trời
Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA đã vô tình chụp được hố đen 'chạy trốn' với khối lượng siêu lớn đang lao nhanh trong không gian, tạo ra vệt sao dài gấp đôi dải Ngân Hà.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Tháng 1 năm 2023: "Bạn của loài người tuyệt chủng" trở lại sau 50.000 năm
Trên bầu trời Trái Đất tháng 1-2023, lần đầu tiên sau 50.000 năm, một vật thể ma quái có thể được loài người nhìn thấy rõ bằng mắt thường.
