Ý tưởng xây hầm ngầm nổi táo bạo của người Na Uy

Dự án hầm nổi chạy xuyên 7 khu vịnh này được kỳ vọng sẽ giảm bớt thời gian chạy xe giữa hai thành phố ở Na Uy từ 21 tiếng xuống còn 10,5 tiếng.

Trước nay những ai muốn lái xe 680 dặm từ khu cảng Kristiansand sầm uất miền nam Na uy tới Trondheim ở phía bắc đều phải ngồi trên xe tới 21 tiếng đồng hồ với tốc độ trung bình 30 dặm/giờ bởi quãng đường dọc cao tốc E39 này chạy qua tới 7 vịnh hẹp, và xe ô tô phải lên tới 7 chuyến phà khác nhau mới đi được tới nơi.

Thế nhưng nay, một dự án hạ tầng mới đang được lên kế hoạch hứa hẹn sẽ giảm thời gian di chuyển giữa hai địa điểm này xuống chỉ còn 10,5 tiếng. Dự án này sẽ xây dựng các tuyến đường hầm cố định đi xuyên qua tất cả các vịnh và được dự kiến sẽ hoàn thành năm 2035.

Bởi những đường lạch di chuyển trên các vịnh này đều lớn và phần lớn nhất có thể sâu tới 1 dặm nên việc xây cầu thông thường bắc qua là không khả thi. Chính vì vậy mà Na Uy đang cân nhắc bắc một tuyến đường đi xuyên qua các vịnh theo cách chưa từng có trên thế giới: Cầu ngầm nổi.

Đây là thuật ngữ chỉ loại đường ống nằm khoảng 30 mét dưới mặt nước nhưng vẫn cách đáy biển vài trăm mét.

Ưu điểm

Ý tưởng này không thực sự là bất khả thi, theo như lời nhận định của Arianna Minoretti, kỹ sư cấp cao chuyên phụ trách quản lý xây dựng hạ tầng. Theo dự định ban đầu, vịnh Sognefjord sâu 1,3km, rộng hơn 100 mét có thể là nơi đầu tiên thử nghiệm cho loại hầm nổi mới này. Công trình sẽ bao gồm 2 đường ống bê tông tròn cho hai làn xe đi được neo lơ lửng ở mức 18 đến 30 mét dưới mặt nước như hình dưới đây:

Ý tưởng xây hầm ngầm nổi táo bạo của người Na Uy
Vịnh Sognefjord có thể là nơi đầu tiên thử nghiệm cho loại hầm nổi mới này.

Các cầu phao (màu đỏ) trên mặt nước sẽ giữ những chiếc ống này thăng bằng và các mối nối sẽ khớp chúng lại với nhau. Cấu trúc này cũng sẽ được gắn vào tầng đá phía dưới để tăng độ chắc chắn. Lái xe qua đây sẽ cho cảm giác không khác gì lái xe qua bất cứ đường hầm bình thường nào khác, chỉ đơn giản là bạn lái khi có nước ở cả trên đầu lẫn dưới chân mà thôi.

Thiết kế này cũng mang lại nhiều ưu điểm hơn so với các phương pháp truyền thống, chẳng hạn như thời tiết khắc nghiệt cũng không làm ảnh hưởng gì đến phần nước cũng như cấu trúc bên dưới nên những người dân qua đây sẽ ít khi phải lo lắng về tình trạng tắc nghẽn. Minoretti cho rằng: "tuyến đường này sẽ giúp mọi người không phải bắt cả một chiếc trực thăng để tới bệnh viện nữa".

Trước đây, Na Uy cũng từng cân nhắc kế hoạch xây dựng cầu nổi đi xuyên các khu vịnh nhưng vướng mắc ở chỗ có thể sẽ đụng phải một số tàu hải quân thi thoảng tập trận ở đây hay làm hư hại ít nhiều đến cảnh đẹp các khu vịnh. Thiết kế hầm nổi neo lơ lửng trong nước như thế này sẽ giải quyết được cả hai vấn đề trên.

Xây dựng hệ thống hầm nổi này cũng sẽ không quá khó như thoạt đầu chúng ta mới nghe. Then Henry Petroski, một kỹ sư xây dựng cầu đường đến từ Duke University thì công trình này sẽ sử dụng công nghệ đổ bê tông cho các đường hầm, cầu nổi mới nhất cũng như kỹ thuật xây dựng các dàn khoan dầu trên mặt biển.

Và hơn hết, theo như lời Minoretti thì thực hiện dự án này thực sự rất thú vị. Các kỹ sư sẽ có cảm giác như đang lướt trên kênh Discovery mỗi ngày.

Ý tưởng xây hầm ngầm nổi táo bạo của người Na Uy
Mặt cắt thiết kế hầm nổi trong nước.

Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề nhất định phía trước. Người Na Uy cũng vẫn đang tiếp tục đi tìm lời giải đáp cho một số nghi vấn về địa chất như đáy biển các vùng vịnh thực sự trông ra sao? Hay liệu những dải đá ngầm bên dưới có thể chống lưng cho công trình hầm nổi này?

Bên cạnh đó cũng có những vấn đề phải tính khác như việc tính toán xem chiếc hầm nổi này có thể chịu đựng được mức gió và sóng mạnh đến đâu hay những khác biệt về dòng chảy giữa 7 khu vịnh có thể ảnh hưởng thế nào tới thiết kế của đường hầm. Các kỹ sư cũng đang nghiên cứu về việc liệu các công nhân xây dựng sẽ duy trì công trình ra sao dưới mặt nước biển.

Mặc dù một số người vẫn lo ngại về việc phải chạy xe qua một đường hầm dưới lòng biển, trên thực tế Na Uy đã có kha khá kinh nghiệm trong việc xây hầm dưới nước. Trong số 1150 hầm trải khắp đất nước đã có 35 hầm chạy hoàn toàn dưới nước.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bitcoin là gì?

Bitcoin là gì?

Dự án “tiền tệ ảo thử nghiệm” này đang trở thành một trong những chủ đề nóng nhất của giới công nghệ cũng như giới kinh tế.

Đăng ngày: 28/02/2018
Biến chất thải hạt nhân thành pin sạch nhờ kim cương

Biến chất thải hạt nhân thành pin sạch nhờ kim cương

Chất thải hạt nhân vẫn luôn là mối lo ngại chính yếu về môi trường, nhưng sớm thôi, nó có thể trở thành một nguồn năng lượng sạch.

Đăng ngày: 01/12/2016
Du thuyền năng lượng mặt trời của Triều Tiên bắt đầu hoạt động

Du thuyền năng lượng mặt trời của Triều Tiên bắt đầu hoạt động

Thuyền năng lượng mặt trời Ngọc Lưu được lắp 80 tấm pin năng lượng mặt trời, có thể chở 50 - 60 khách, bắt đầu hoạt động ở sông Đại Đồng, Bình Nhưỡng, Triều Tiên.

Đăng ngày: 28/11/2016
Mỹ phát triển robot nhằm thống trị đáy đại dương

Mỹ phát triển robot nhằm thống trị đáy đại dương

Washington đang đầu tư mạnh cho các phương tiện chiến đấu không người lái dưới nước nhằm thống trị đáy đại dương qua đó nắm lợi thế trước đối phương.

Đăng ngày: 28/11/2016
Dự đoán công nghệ xe hơi trong 10 năm tới

Dự đoán công nghệ xe hơi trong 10 năm tới

Xe hơi sẽ được trang bị thêm các công nghệ tiên tiến như hệ thống kiểm soát hành trình, hỗ trợ đi đúng làn đường, phanh tự động, lái tự động trong 10 năm tới.

Đăng ngày: 28/11/2016
Máy lọc khổng lồ bất lực trước không khí ô nhiễm Bắc Kinh

Máy lọc khổng lồ bất lực trước không khí ô nhiễm Bắc Kinh

Chiếc máy lọc không khí do một công ty Hà Lan thiết kế cho kết quả đáng thất vọng trước tình trạng ô nhiễm khói mù nghiêm trọng ở Bắc Kinh.

Đăng ngày: 27/11/2016
Robot sân bay biết nói 28 thứ tiếng và truy tìm tội phạm

Robot sân bay biết nói 28 thứ tiếng và truy tìm tội phạm

Những giây phút làm thủ tục tại sân bay sẽ dễ chịu hơn nếu bạn được trò chuyện với một chú robot thông minh có hình dạng đáng yêu.

Đăng ngày: 26/11/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News