Yang's Tiger: Sư tử bản địa của Trung Quốc nhưng lại được gọi là hổ

Yang's Tiger hay còn có một tên gọi khác là Panthera Youngi, chúng là một loài sư tử cổ đại đã tuyệt chủng và sống cách đây khoảng 35.000 năm tại Đông Bắc của Trung Quốc.

Yang's Tiger: Sư tử bản địa của Trung Quốc nhưng lại được gọi là hổ
Yang's Tiger là một loài sư tử cổ đại bản địa của Trung Quốc.

Mẫu vật của Yang's Tiger được phát hiện lần đầu tiên tại khu di chỉ khảo cổ Zhoukoudian ở Bắc Kinh, cùng địa điểm với nơi được cho là người vượn Bắc Kinh sinh sống trong quá khứ.

Năm 1934, Pei Wen, một nhà cổ sinh vật học nổi tiếng ở Trung Quốc, đã mô tả Yang's Tiger dựa trên những mẫu hóa thạch đã thu thập được trước đó, ông khẳng định chắc chắn rằng đây là một loài động vật thuộc chi Panthera - một chi trong họ nhà mèo, nhưng trên thực tế nó hoàn toàn không phải là loài hổ như những gì mọi người tưởng tượng trước đó, dựa trên phân tích cấu trúc xương, hình dạng tổng thể cũng như đặc điểm của răng nanh, Pei Wen một lần nữa khẳng định Yang's Tiger là một loài sư tử cổ đại.

Yang's Tiger: Sư tử bản địa của Trung Quốc nhưng lại được gọi là hổ
Sinh vật này nên được xếp vào loài sư tử chứ không phải hổ như trước kia.

Sau đó, nhiều nhà cổ sinh vật học đã tiến hành phân tích và thảo luận để có thể đưa ra kết quả chính xác nhất về việc phân loài cho Yang's Tiger. Zhang Zhenhong của Bảo tàng Liêu Ninh đã phân loại hóa thạch của loài này được tìm thấy ở Anping, Liêu Ninh, và tin rằng sinh vật này nên được xếp vào loài sư tử.

Khi sự hiểu biết của mọi người về sự khác biệt giữa sư tử và hổ ngày càng sâu sắc, hầu hết các nhà cổ sinh vật học hiện nay đều ủng hộ quan điểm rằng Yang's Tiger thuộc về loài sư tử, và có lẽ đây cũng là loài sư tử đặc hữu duy nhất từng tồn tại ở Trung Quốc.

Vào thời điểm đó, ông Pei đã chỉ định tên khoa học Latin của Yang's Tiger là Panthera youngi, có nghĩa là Panthera-Yang, một loài mới mà mối quan hệ của nó với các phân loài sư tử còn tồn tại còn là bí ẩn; nó có lẽ đại diện cho một loài khác biệt.

Còn cái tên Yang's Tiger có lẽ là do thói quen ngôn ngữ của người Trung Quốc, các học giả Trung Quốc đã quen gọi những loài mèo lớn cổ đại là hổ, loài có kích cỡ trung bình là báo và kích thước khiên tốn, nhỏ thì gọi chúng là mèo. Ví dụ như loài Smilodon là một chi của phân họ Machairodont đã tuyệt chủng của Họ Mèo. Chúng chẳng có gì liên quan tới hổ, sư tử hay báo hiện đại nhưng chúng vẫn được đặt tên là hổ răng kiếm bởi kích thước khá to lớn. Và có lẽ Yang's Tiger phải đổi tên thành Yang's Lion thì mới đúng theo phân loài của chúng.

Yang's Tiger: Sư tử bản địa của Trung Quốc nhưng lại được gọi là hổ

Yang's Tiger đã sống cách đây 350.000 năm . Vào thời điểm đó, những con sư tử đã rời khỏi châu Phi nơi bắt nguồn của loài này, và tại thời điểm đó, loài hổ cổ đại cũng bắt đầu mở rộng khu vực sinh sống tới những vùng đất mới ở Đông Á và vùng đất phía Bắc Trung Quốc được cho là nơi mà hai loài mèo lớn này gặp nhau.

Yang's Tiger: Sư tử bản địa của Trung Quốc nhưng lại được gọi là hổ

Vào thời kỳ đầu của Thế Pleistocen, hơn 2 triệu năm trước, loài hổ đã bắt đầu xuất hiện ở khu vực Bắc Trung Quốc. Loài Panthera zdanskyi, còn được gọi là hổ Longdan ở Cam Túc là hóa thạch hổ sớm nhất được tìm thấy cho đến nay và sau đó tiếp tục tiến hóa thành hổ Trung Quốc cổ đại ở Hà Nam.

Hóa thạch hổ cũng đã được tìm thấy ở Thiểm Tây với niên đại từ 600.000 đến 1 triệu năm trước. Tuy nhiên, trong một khoảng thời gian dài, niên đại từ 2,6 triệu đến 12.000 năm trước, hóa thạch của loài hổ cổ đại được tìm thấy nhiều nhất tại khu vực Đông Nam Á và Bắc Trung Quốc là giới hạn cực bắc đối với các hồ sơ hóa thạch của loài hổ.

Hiện nay người ta thường coi những loài hổ cổ đại phía bắc này chỉ là một nhánh phụ của sự tiến hóa của loài hổ chứ không phải là tổ tiên trực tiếp của loài hổ hiện đại. Các nghiên cứu di truyền phân tử cho thấy tổ tiên chung của các phân loài hổ lớn hiện tại đã không rời khỏi Đông Nam Á từ 100.000 năm trước , điều này cho thấy hổ hiện đại thực sự là một loài mới được hình thành so với hành trình tiến hóa của cả một phân loài.

Yang's Tiger: Sư tử bản địa của Trung Quốc nhưng lại được gọi là hổ

Panthera zdanskyi, còn được gọi là hổ Longdan, là một loài báo đốm đã tuyệt chủng được coi là họ hàng gần của loài hổ hiện đại. Hóa thạch được khai quật ở phía tây bắc tỉnh Cam Túc của Trung Quốc.

Còn về phía loài sư tử, chúng đến lục địa Á-Âu chỉ từ 1,2 triệu năm trước và tiến vào khu vực Bắc Trung Quốc muộn hơn nhiều so với loài hổ. Khoảng 700.000 năm trước, loài sư tử cổ đại bắt đầu thống trị lục địa Á-Âu. Nó là một con thú có thể cao tới 1,3 mét và nặng gần nửa tấn và được xem là loài mèo lớn nhất trong lịch sử.

Khoảng 340.000 năm trước, cùng thời gian mà loài Yang's Tiger sống ở Zhoukoudian, ở phía bắc Bắc Mỹ đã chia sư tử cổ đại thành hai quần thể bị cô lập riêng biệt. Sau 200.000 năm, những con sư tử cổ đại ở châu Âu, Bắc Á và Alaska đã tiến hóa thành sư tử hang động, trong khi những con sư tử cổ đại ở miền nam Bắc Mỹ trở thành sư tử Bắc Mỹ (Panthera atrox).

Yang's Tiger: Sư tử bản địa của Trung Quốc nhưng lại được gọi là hổ
Sơ đồ tiến hóa sư tử.

Xét về thời gian và địa điểm sinh tồn, mặc dù Yang's Tiger thuộc về loài sư tử, nhưng trên thực tế chúng lại không hề có sự liên quan tới loài sư tử hiện đại.

Rất có thể đây là một nhánh của sư tử cổ đại ở Đông Á. Tuy nhiên, xét về mặt kích thước, Yang's Tiger chỉ có thể trạng tương đương với các loài hổ và sư tử hiện đại, nhỏ hơn nhiều so với những loài sư tử cổ đại mà chúng ta từng được biết tới.

Và cho tới nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể đưa ra được tiếng nói chung về sự phân loài cụ thể của chúng, một số chuyên gia cho rằng loài này là con lai của sư tử và hổ cổ đại hoặc là một loài độc lập hoàn toàn mới thuộc Họ Mèo.

Nếu xem xét về mặt lịch sử tiến hóa thì hổ, sư tử có bờm cổ đại và sư tử không có bờm đã tách ra khỏi tổ tiên chung 1,9 triệu năm về trước, tuy chúng là những loài độc lập nhưng vẫn có sự liên quan chặt chẽ với nhau và hiện tượng giao phối chéo vẫn có thể xảy ra một cách dễ dàng. Điều này cũng tương tự như loài gấu bắc cực và gấu nâu hiện đại, chúng mới chỉ tách ra khỏi tổ tiên chung 500.000 năm và trên thực tế vẫn thường xuyên có những đứa con lại được sinh ra nếu như hai loài này gặp nhau vào mùa giao phối.

Nhưng xem xét ở một khía cạnh khác, loài hổ thì sống trong rừng còn sư tử thì ở những vùng đồng cỏ, thường những khu vực này luôn cách xa nhau bởi vậy giữa chúng không có sự cạnh tranh trực tiếp nên để 2 loài có thể gặp và giao phối chéo với nhau một cách tự nhiên là điều gần như không thể.

Và cho tới nay, ngoài việc xác định Yang's Tiger là loài sư tử thay vì hổ ra, vẫn chưa có một câu trả lời cụ thể nào về nguồn gốc sự hình thành hay việc xác định rõ ràng chúng là phân loài mới hay là một loài trung gian, con lai giữa sư tử và hổ thời tiền sử.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chim cánh cụt hoàng đế tụ tập về

Chim cánh cụt hoàng đế tụ tập về "lãnh địa" phía nam Đại Tây Dương để bắt đầu mùa sinh sản

Cứ thành thông lệ hàng năm, loài chim cánh cụt hoàng đế lại di chuyển từ 50-120 km về khu vực sinh sản để bắt đầu mùa giao phối.

Đăng ngày: 15/02/2020
Phát hiện chuột khổng lồ to bằng người ở Amazon

Phát hiện chuột khổng lồ to bằng người ở Amazon

Các nhà khoa học vừa phát hiện ra một loài chuột thời tiền sử có kích thước to lớn như con người sinh sống trong rừng rậm nhiệt đới Amazon vào khoảng 10 triệu năm về trước.

Đăng ngày: 15/02/2020
Phát hiện 500 loại virus corona ở loài dơi

Phát hiện 500 loại virus corona ở loài dơi

Nghiên cứu loài dơi Rhinolophus, chuyên gia phát hiện 500 loại virus corona, bổ sung bằng chứng về vật trung gian lây nhiễm sang người.

Đăng ngày: 14/02/2020
Tìm thấy loài cá kỳ lạ sống trong hang động

Tìm thấy loài cá kỳ lạ sống trong hang động

Các nhà khoa học phát hiện một loài cá hang động lớn bất thường, chưa từng được mô tả và có thể vẫn đang trong quá trình tiến hóa.

Đăng ngày: 14/02/2020
Tại sao chó thích được xoa bụng, còn mèo thì không?

Tại sao chó thích được xoa bụng, còn mèo thì không?

Có một nơ-ron trong não chó và các loài động vật có vú khác có chức năng phản ứng lại những kích thích ở phần nang lông.

Đăng ngày: 12/02/2020
Chim cánh cụt jackass có “quy tắc ngôn ngữ” giống… loài người

Chim cánh cụt jackass có “quy tắc ngôn ngữ” giống… loài người

Những “bài hát” réo rắt của chim cánh cụt jackass châu Phi được phát hiện tuân theo những quy tắc cực kỳ phổ biến của ngôn ngữ loài người.

Đăng ngày: 11/02/2020
Giun ăn thịt xâm lấn châu Âu

Giun ăn thịt xâm lấn châu Âu

Sự sinh sôi nảy nở của một loài giun ngoại lai có nguồn gốc từ Argentina đang đe dọa các loài động vật hoang dã bản địa ở châu Âu.

Đăng ngày: 11/02/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News