Yếu tố bất ngờ khiến một số người "thoát hiểm" sau đột quỵ

Các phương pháp phục hồi đột quỵ hiệu quả hơn có thể ra đời sau phát hiện quan trọng về nguyên nhân một số người dễ bị di chứng nặng, một số người lại thoát hiểm, phục hồi thần kỳ.

Các nhà khoa học đến từ Đại học California ở Los Angeles (Mỹ) và Đại học Tel Aviv (Israel) đã phát hiện ra tác động bất ngờ của gene CCR5 lên tai biến đột quỵ: những người may mắn không mang gene này trong cơ thể sẽ phục hồi rất tốt nếu lỡ trải qua cơn đột quỵ.


Gene CCR5 có thể chính là chìa khóa để người bệnh thoát hiểm, nhanh chóng trở lại cuộc sống sau cơn đột quỵ - (ảnh minh họa từ Live Science).

Nhóm nghiên cứu đã cho chuột thí nghiệm thuốc Maraviroc, một thuốc trị HIV có tính chất ngăn chặn thụ thể CCR5 và phát hiện khả năng kiểm soát dáng đi, chân của chúng được tăng lên đáng kể. Chính khả năng này giúp một số người sau cơn đột quỵ nhanh chóng giành lại quyền kiểm soát cơ thể mình.

Theo tiến sĩ Thomas Carmichael, đến từ Đại học California ở Los Angeles, tác giả cao cấp của nghiên cứu, nguyên nhân là sự thiếu vắng gene CCR5 ngăn ngừa sự mất kết nối các tế bào não nằm gần vị trí mà cơn đột quỵ tàn phá, cũng như kích thích sự hình thành các kết nối mới ở các khu vực xa hơn của não, dẫn đến một sự tái tổ chức bộ não, mà các phần lành lặn khác có thể đảm đương phần việc của phần não đã chết, từ đó giúp bệnh nhân lấy lại các chức nămg đã mất.

Ngoài chức năng vận động, không có gene CCR5 còn giúp bệnh nhân hồi phục tốt hơn cả về trí nhớ, tinh thần, khả năng ngôn ngữ và khả năng tập trung.

Vì vậy, một phương pháp "khóa" gene này có thể chính là chiếc chìa khóa vàng giúp phục hồi đột quỵ mà các bác sĩ khắp thế giới vẫn dày công tìm kiếm.

Trước đây, người thiếu gene CCR5 đã được chứng minh là có khả năng kháng lại HIV, đó chính là lý do thuốc Maraviroc – loại thuốc kháng HIV được dùng trong thí nghiệm này – ra đời.

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Cell.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Kiểu ăn "mỳ úp" rất quen thuộc trong các gia đình cần thay đổi nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe.

Đăng ngày: 29/06/2025
10 điều bạn cần biết về đậu phụ

10 điều bạn cần biết về đậu phụ

Đậu phụ tốt hay không tốt cho sức khỏe của bạn còn tùy thuộc vào hàm lượng bạn tiêu thụ.

Đăng ngày: 28/06/2025
12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Đăng ngày: 28/06/2025
Công dụng chữa bệnh thần kỳ của rau cần

Công dụng chữa bệnh thần kỳ của rau cần

Là cây rau quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày, rau cần nước còn là vị thuốc chữa được nhiều loại bệnh mà ít ai biết.

Đăng ngày: 27/06/2025
Cách xử lý

Cách xử lý "chuẩn không cần chỉnh" khi bị hóc xương cá

Khi bị hóc xương cá, bạn cần phải nhanh chóng xử lý theo hướng dẫn dưới đây nhé.

Đăng ngày: 26/06/2025
Say nắng, say nóng: Nguyên nhân và cách xử trí

Say nắng, say nóng: Nguyên nhân và cách xử trí

Say nắng, say nóng là hiện tượng thường gặp trong mùa hè, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng cao điểm...

Đăng ngày: 26/06/2025
Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư cổ tử cung

Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư cổ tử cung

Nếu bị ung thư cổ tử cung, chị em có thể có những dấu hiệu khác thường như đau vùng chậu, chảy máu âm đạo bất thường...

Đăng ngày: 26/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News