10 ngôn ngữ kỳ bí vẫn được sử dụng

Hầu hết các ngôn ngữ được biết đến hiện nay là vì nó có sự tương đồng với các lĩnh vực trong cuộc sống. Tuy nhiên, cũng có những ngôn ngữ khiến chúng ta không thể hiểu nổi.

10 ngôn ngữ kỳ bí vẫn được sử dụng
Archi.
Archi là thứ ngôn ngữ mà những người dân sống trong ngôi làng Archib, ở biển Caspian, phía nam nước Nga sử dụng. Với số dân chỉ khoảng 1.200 người, đây là địa điểm duy nhất trên thế giới mà tiếng Archi được sử dụng. Dù có nhiều điểm khá giống với 2 ngôn ngữ khác trong vùng là tiếng Avar và Lak, nhưng các nhà ngôn ngữ học vẫn công nhận Archi là một ngôn ngữ riêng biệt. Điểm đặc biệt là 1 động từ trong thứ tiếng này có thể có 1.500.000 cách chia.

10 ngôn ngữ kỳ bí vẫn được sử dụng
Yupik
. Đây là từ để chỉ chung cho 5 thứ tiếng được người dân khu vực Siberia và tây Alaska sử dụng. Mỗi thứ ngôn ngữ này có điểm giống, nhưng lại khác. Người dân ở những vùng khác nhau có thể không hiểu những từ mà đối phương nói, nhưng do có cấu trúc câu và ngữ âm giống nhau nên họ vẫn có thể đàm thoại. Yupik là ngôn ngữ hỗn hợp. Nhiều từ được tạo ra mang những nghĩa rất đặc biệt, và không một phần nào trong từ mang nghĩa, nó chỉ có nghĩa khi dùng trong những tình huống đặc biệt.

10 ngôn ngữ kỳ bí vẫn được sử dụng
Pawnee
. Đây là ngôn ngữ của những thổ dân Mỹ, sống ở Nebraska.  Bảng chữ cái của họ khá đơn giản: chỉ có 9 phụ âm và 8 nguyên âm, nhưng một từ của họ có thể có tới 30 âm tiết. Rất khó tìm thấy một câu nào mà không có ít nhất 1 từ có 10 âm tiết. Hiện ngôn ngữ này đang bị mai một. Chỉ có người già mới nói ngôn ngữ này, những người trẻ có xu hướng học nói tiếng Anh. Có lẽ ngôn ngữ này sẽ bị tuyệt chủng trong vòng vài năm tới đây.

10 ngôn ngữ kỳ bí vẫn được sử dụng
Sentinelese
. Đây là thứ ngôn ngữ mà chúng ta hoàn toàn “mù tịt” về nó. Nó được những cư dân trên một hòn đảo nhỏ ở Ấn Độ Dương sử dụng. Người ta cho rằng tiếng Sentinelese khá giống với tiếng Andamanese (tất cả danh từ đều phụ thuộc vào các phần trên từ) bởi về mặt địa lý, 2 khu vực này khá gần nhau.

10 ngôn ngữ kỳ bí vẫn được sử dụng
Silbo Gomero
là một trong những thứ tiếng đặc biệt nhất hiện nay. Trong khi hầu hết các thứ tiếng đều bao gồm những âm phức với phụ âm, động từ… thì ngôn ngữ này lại cực kỳ đơn giản: nó là ngôn ngữ huýt sáo. Chỉ cần lên hay xuống ngữ điệu là có thể thay thế được từ. Do người dân chủ yếu sống ở vùng núi non, nên tiếng huýt sáo là một cách giúp họ giao tiếp tốt trên một khoảng không gian rộng lớn.

10 ngôn ngữ kỳ bí vẫn được sử dụng
Xhosa.
So với những thứ ngôn ngữ khác trong danh sách này, Xhosa có số người sử dụng khá lớn. Đây là một trong những ngôn ngữ được sử dụng nhiều ở Nam Phi. Cấu trúc câu của loại ngôn ngữ này phụ thuộc nhiều vào sự biến đổi về giọng. Một từ mang nhiều nghĩa, phụ thuộc vào cường độ và âm mà bạn nói. Nó cũng sở hữu những phụ âm khá kỳ lạ: 18 phụ âm trong ngôn ngữ này là những tiêng lách cách. Xhosa là ngôn ngữ tổng hợp từ nhiều ngôn ngữ khác, trong đó có cả tiếng Anh và tiếng Afrikaans.

10 ngôn ngữ kỳ bí vẫn được sử dụng
Pirahã
là ngôn ngữ cuối cùng của họ ngôn ngữ này còn tồn tại. Đây cũng có thể là một trong những ngôn ngữ đơn giản nhất hiện đang được sử dụng: nó chỉ có từ 10 đến 20 âm vị. Trong thứ tiếng này, hầu như không có từ chỉ màu sắc, con số, nhiều người dân bản địa thậm chí còn không cần sử dụng từ ngữ để giao tiếp với nhau, thay vào đó, họ sử dụng hàng loạt những tiếng huýt và ậm ừ.

10 ngôn ngữ kỳ bí vẫn được sử dụng
Rotokas
được người dân Papua New Guinea sử dụng. Nó chỉ có khoảng 12 âm vị, và không có sự khác biệt về giọng điệu. Ngôn ngữ này là có 12 chữ cái, không có âm mũi. Tuy người dùng Rotokas có thể nói được âm mũi, nhưng họ chỉ nói khi muốn trêu chọc những người “ngoại lai” tập nói tiếng Rotokas mà thôi.

10 ngôn ngữ kỳ bí vẫn được sử dụng
Khoisan
. Đây là nhóm ngôn ngữ cổ nhất ở châu Phi, thuộc ngôn ngữ  “tiếng kêu”, cùng với Xhosa. Do người dân nói thứ ngôn ngữ này đang phân tán trên diện rộng nên việc nghiên cứu nó cũng gặp nhiều khó khăn.

10 ngôn ngữ kỳ bí vẫn được sử dụng
!Xóõ (Taa)
. Đây là thứ ngôn ngữ có nhiều âm vị nhất trên thế giới. Một vài nhà ngôn ngữ học cho biết có hơn 164 phụ âm và khoảng 111 âm kêu. Họ sử dụng 4 âm điệu: cao, vừa, trầm, giảm-vừa. Một điều thú vị nữa là tên của ngôn ngữ này được dịch ra là “ngôn ngữ của loài người”.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News