12 nguyên nhân gây đau bụng trên

Đau bụng trên được gây ra bởi nhiều nguyên nhân, đa phần là các bệnh lý liên quan đến dạ dày, gan, tụy và hệ tiêu hóa.

Nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng trên

1. Giun sán

Nếu đau bụng trênở người trẻ, có thể nghi ngờ là do giun, vì đây là một trong những nguyên nhân đau bụng trên hàng đầu. Thông thường đau bụng do giun thì chỉ đau bụng quanh rốn, nhưng một số khác lại đau ở vùng trên rốn. Khi giun chui vào ống mật, cơn đau càng trở nên dữ dội, quằn quại, người bệnh phải nằm lăn lộn. Mức độ đau chỉ thuyên giảm khi người bệnh gập người lại (chổng mông).

2. Bệnh dạ dày – tá tràng

Đau bụng trên là dấu hiệu điển hình các bệnh liên quan đến dạ dày tá tràng. Triệu chứng viêm loét dạ dày – tá tràng gồm: đau bụng vùng trên rốn, cơn đau lan trên xương ức, âm ỉ hoặc đau dữ dội nếu cơn đau xuất hiện sau ăn 1 – 2 giờ thì đó là biểu hiện của loét dạ dày. Bệnh kèm thêm một số biểu hiện khác như: đầy bụng, chậm tiêu, ăn kém, buồn nôn hoặc nôn, ợ hơi, ợ chua, suy nhược thần kinh.

3. Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích được là một rối loạn chức năng của đại tràng, còn có tên gọi hội chứng đại tràng co thắt, viêm đại tràng co thắt hay bệnh đại tràng chức năng. Căn bệnh này tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Những người với cơ địa nhạy cảm có nguy cơ mắc chứng bệnh này cao hơn.

Những người bị hội chứng ruột kích thích thường gặp các triệu chứng: đau bụng thành cơn, quặn thắt ở vùng hạ vị, nửa bụng phải, nửa bụng trái và có thể ở vùng thượng vị. Một số khác còn gặp đi ngoài phân lỏng, sống, táo.

4. Khí đường ruột

Khí đường ruột là loại khí có trong đường tiêu hóa của con người. Khí này thoát ra khỏi cơ thể thông qua đường miệng khi ợ hơi hoặc qua đường hậu môn khi xì hơi.

Nếu bị nhiễm trùng, virus, tiêu chảy hoặc táo bón có thể khiến người bệnh đau bụng dữ dội. Khí đường ruột có thể là thủ phạm nếu:

  • Cơn đau theo từng đợt.
  • Cơn đau khiến bụng chướng lên.
  • Người bệnh cảm thấy như có gì đó đang di chuyển trong dạ dày.
  • Có ợ hoặc xì hơi.
  • Người bệnh bị tiêu chảy hoặc táo bón.

Đau bụng trên do khí đường ruột thường không nghiêm trọng và thuốc không kê toa (OTC) có thể điều trị trong trường hợp này. Để phòng tránh có nhiều khí trong lòng ruột, người bệnh cố gắng ăn chậm hơn để tránh nuốt phải không khí. Ngoài ra, nên hạn chế một số thực phẩm làm tăng khí trong bụng như bông cải xanh.

Khí đường ruột thường biến mất trong vòng vài giờ mà không cần điều trị. Nếu nó xảy ra đi kèm với sốt, nôn mửa không kiểm soát được hoặc đau dữ dội, tốt nhất người bệnh nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

12 nguyên nhân gây đau bụng trên
Đau bụng trên được gây ra bởi nhiều nguyên nhân.

5. Táo bón sau sinh

Nếu bị nhiễm trùng, virus, tiêu chảy hoặc táo bón có thể khiến người bệnh đau bụng dữ dội. Đây là một trong các bệnh liên quan đến đau bụng trên.

6. Khó tiêu

Khó tiêu là cảm giác khó chịu hay đau ở phía trên của đường tiêu hóa (dạ dày, thực quản hoặc tá tràng). Người bệnh cũng có thể cảm nhận thấy cơn đau có thể bắt nguồn từ ngực. Bệnh thường xuất hiện khi có quá nhiều axit trong dạ dày hoặc có thể xảy ra sau khi ăn thực phẩm có tính axit cao.

Thuốc không kê toa có thẻ có hiệu quả cao trong việc kiểm soát chứng khó tiêu tạm thời. Tuy nhiên người bệnh cần xác định các yếu tố kích hoạt chứng khó tiêu, chẳng hạn như một số loại thực phẩm, từ đó thay đổi lối sống lành mạnh hơn để loại bỏ hiện tượng này.

7. Viêm dạ dày

Viêm dạ dày làm cho niêm mạc dạ dày bị sưng và đau. Viêm dạ dày cấp tính xảy ra trong thời gian ngắn và xuất hiện nhanh chóng, thường là do nhiễm vi khuẩn, chẳng hạn như vi khuẩn Helicobacter Pylori (vi khuẩn HP). Nguyên nhân gây viêm dạ dày mãn tính bao gồm:

8. Viêm dạ dày ruột

Bệnh viêm dạ dày ruột có nguyên nhân do một loại virus ở dạ dày dẫn đến buồn nôn, nôn và tiêu chảy, đau vùng thượng vị hoặc đau bụng gần mỏ ác. Hệ quả mất nước có thể xảy ra.

Đa phần các triệu chứng sẽ tự hết trong vòng vài ngày. Để làm giảm nhẹ triệu chứng, người bệnh cần tránh các bữa ăn nặng và chỉ uống nước lọc có thể giúp ngừng nôn.

Điều quan trọng nhất là tránh mất nước, vì vậy hãy cân nhắc việc uống chất lỏng để phục hồi chất điện giải, chẳng hạn như oresol, cho đến khi hết các triệu chứng. Trong một số trường hợp người bệnh có thể cần phải đến cơ sở y tế truyền dịch để tránh mất nước nặng, như những người có hệ miễn dịch yếu, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và những người có kèm bệnh nghiêm trọng khác, chẳng hạn như ung thư.

9. Viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa là tình tràn ruột thừa bị nhiễm trùng. Nếu không được điều trị, ruột thừa có thể bị vỡ và dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Trong giai đoạn đầu của viêm ruột thừa, ở một số người có thể cảm thấy cơn đau âm ỉ xung quanh rốn, nhưng cơn đau này có thể lan đến bụng trên rốn. Khi nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn, cơn đau di chuyển sang phía dưới bên phải.

Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ điều trị viêm ruột thừa bằng cách cắt bỏ ruột thừa.

10. Sỏi mật

Túi mật là cơ quan nằm ở bên phải ổ bụng và phía dưới gan. Túi mật có vai trò chứa mật hình thành từ tế bào gan, sau đó đưa mật đến tá tràng và ruột non để tiêu hóa thức ăn. Những thành phần cơ bản trong mật bao gồm: muối mật, bilirubin và cholesterol. Sỏi mật hình thành do mất cân bằng các thành phần này và tạo nên những hạt cứng, rắn như đá hoặc ở dạng nhầy như bùn.

Sự tắc nghẽn túi mật do sỏi mật có thể gây đau dữ dội ở dạ dày phía trên bên phải, kèm theo nôn mửa, mệt mỏi và kiệt sức.

Nếu sỏi mật không được điều trị có thể ảnh hưởng đến hoạt động của gan và tuyến tụy. Khi điều này xảy ra, người bệnh có thể bị vàng da, vàng mắt hoặc có thể bị nhiễm trùng tuyến tụy nghiêm trọng.

11. Các vấn đề về gan hoặc tuyến tụy

Gan, tuyến tụy và túi mật phối hợp với nhau để hỗ trợ tiêu hóa thức ăn và cả ba cơ quan nằm ở phía trên bên phải của dạ dày. Nếu sỏi mật không được điều trị sẽ chặn ống mật, gây đau ở gan hoặc tuyến tụy.

Bệnh gan (chẳng hạn như viêm gan) hoặc viêm tụy có thể gây đau gan; ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như ung thư gan hoặc ung thư tụy, tuy nhiên ít gặp hơn.

Các triệu chứng khác của các vấn đề về gan hoặc tuyến tụy bao gồm:

  • Vàng da, vàng mắt
  • Nước tiểu đậm
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Cơn đau ngày càng tồi tệ

12. Tắc ruột

Tắc ruột là một hội chứng do ngừng lưu thông của hơi và dịch tiêu hoá trong lòng ruột gây ra dẫn đến đau bụng dữ dội, táo bón, gây khó tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.

Ngoài đau bụng trên, các triệu chứng tắc ruột khác bao gồm:

  • Cực kỳ đầy bụng
  • Đau bụng
  • Giảm vị giác
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Táo bón hoặc tiêu chảy
  • Đau bụng co thắt dữ dội
  • Sưng phù bụng

Một số triệu chứng có thể phụ thuộc vào vị trí ruột bị tắc, ví dụ như nôn mửa là một dấu hiệu sớm của tắc ruột non. Triệu chứng này thường biểu hiện muộn hơn nếu vị trí tắc tại ruột già. Tắc ruột một phần có thể gây tiêu chảy trong khi tắc ruột hoàn toàn lại gây ra táo bón. Tắc ruột cũng có thể gây ra sốt cao nếu một phần thành ruột bị thủng.

12 nguyên nhân gây đau bụng trên
Tắc ruột là nguyên nhân nguy hiểm nhất gây ra tình trạng đau bụng trên.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nhiều người băn khoăn liệu đau bụng trên có nguy hiểm không? Nếu cơn đau dai dẳng, triền miên, thì tốt nhất nên đến bệnh viện thăm khám bằng cách siêu âm ổ bụng để biết tình trạng về gan, mật, hệ tiết niệu (thận, niệu quản), tụy, lách.

  • Người bệnh cần đi khám ngay trong vòng 24 giờ trong các trường hợp sau:
  • Nôn kéo dài hơn 12 giờ
  • Có sốt cùng với đau bụng
  • Đau bụng xảy ra sau một chấn thương, chẳng hạn như bị đánh vào dạ dày
  • Bị đau bụng sau khi dùng một loại thuốc mới
  • Đau dạ dày xảy ra ở người có hệ miễn dịch yếu do HIV, hóa trị hoặc điều trị ức chế miễn dịch.

Đặc biệt cần cấp cứu khẩn cấp nếu người bệnh có các biểu hiện sau:

  • Đau dữ dội ở bụng trên bên phải
  • Đau dạ dày khiến người bệnh không chịu nổi
  • Đau dạ dày và phân trắng hoặc nhợt nhạt
  • Đau bụng dữ dội ở phụ nữ mang thai
  • Có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng như không đi tiểu, môi nứt nẻ, da rất khô, chóng mặt hoặc mắt trũng
  • Trẻ sơ sinh bị nôn kéo dài hoặc sốt cao.

Nguyên nhân gây đau bụng dưới bên trái gần háng

Đau bụng dưới bên trái dấu hiệu bệnh gì?

Loading...
TIN CŨ HƠN
Viêm đại tràng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm đại tràng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm đại tràng là một trong những bệnh lý có những triệu chứng rất khó chịu cũng như khả năng biến chứng phức tạp.

Đăng ngày: 23/10/2019
Tức ngực khó thở buồn nôn, nguyên nhân do đâu?

Tức ngực khó thở buồn nôn, nguyên nhân do đâu?

Đôi khi bạn cảm thấy tức ngực khó thở buồn nôn nhưng không biết nguyên nhân do đâu? Cùng tìm hiểu các nguyên nhân thường gặp của tình trạng này trong bài viết dưới đây.

Đăng ngày: 20/10/2019
Á sừng là bệnh gì?

Á sừng là bệnh gì?

Á sừng là bệnh ngoài da, nứt da chảy máu gọi là đứt cổ gà, thường trở nặng khi thời tiết hanh khô, để lâu rất khó điều trị.

Đăng ngày: 18/10/2019
Viêm hang vị dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm hang vị dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm hang vị dạ dày là một căn bệnh phổ biến, nhưng kiến thức về nó lại vô cùng ít. Cùng tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết dưới đây.

Đăng ngày: 17/10/2019
Nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu không hết ở phụ nữ và nam giới

Nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu không hết ở phụ nữ và nam giới

Tình trạng tiểu không hết có thể mới xuất hiện, xuất hiện ít ngày, hoặc kéo dài nhiều ngày tùy vào các nguyên nhân khác nhau.

Đăng ngày: 16/10/2019
Rối loạn hoảng sợ là bệnh gì?

Rối loạn hoảng sợ là bệnh gì?

Rối loạn hoảng sợ là một chứng bệnh của nhóm rối loạn lo âu. Cơn hoảng sợ là tình trạng tâm lý, là cảm giác sợ hãi cực độ và lo sợ điều tồi tệ sắp xảy ra.

Đăng ngày: 16/10/2019
Tiểu buốt ra máu có nguy hiểm không? Cảnh báo bệnh gì?

Tiểu buốt ra máu có nguy hiểm không? Cảnh báo bệnh gì?

Tiểu buốt ra máu được hiểu đơn giản là tình trạng xuất hiện máu trong nước tiểu kèm cảm giác đau đớn.

Đăng ngày: 14/10/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News