13,3 tỷ năm lịch sử vũ trụ thu bé lại trong bức ảnh này
Các nhà khoa học tổng hợp gần 7.500 ảnh chụp từ kính viễn vọng Hubble trong 16 năm hoạt động để tạo nên bức ảnh chứa đựng gần 13,3 tỷ năm lịch sử của cả vũ trụ.
Những "ngôi sao" trong tấm ảnh vừa được nhóm các chuyên gia thuộc dự án Hubble Legacy Field công bố thật ra là hình ảnh của gần 265.000 dải thiên hà tính từ cột mốc 500 triệu năm sau vụ nổ Big Bang đến nay, theo CNN.
Bức ảnh là kết quả tổng hợp 7.500 tấm hình mà đội ngũ Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Mỹ (NASA) và Cơ quan Không gian Châu Âu (ESA) thu thập được trong 16 năm vận hành kính viễn vọng Hubble. Những hình ảnh này được tập hợp từ 31 nhóm nghiên cứu và mất 250 ngày để hoàn thành, theo CBC.
Các nhà khoa học mô tả tấm ảnh tổng hợp Hubble Legacy Field được đăng tải trên trang Hubble Site ghi lại hình ảnh của gần 265.000 thiên hà trong vũ trụ. (Ảnh: Hubblesite.org).
Bức ảnh tổng hợp gốc có độ phân giải lên đến 25500 x 25500 và kích thước file ảnh hơn 1,19 GB, được đăng tải trên trang Hubble Site. Các nhà khoa học có thể dựa vào tấm ảnh tổng hợp để phân tích sự giãn nở của vũ trụ và những thiên hà đã chết trong giai đoạn đầu của vũ trụ, khoảng 500 triệu năm sau vụ nổ Big Bang.
"Kính Hubble quan sát khu vực này của bầu trời rất nhiều lần trong nhiều năm qua. Chúng tôi tập hợp tất cả những hình ảnh chụp được vào một bức ảnh độ phân giải cao với góc nhìn rộng. Điều này giống như chúng ta có một quyền sách lịch sử về vũ trụ trong một bức ảnh duy nhất", Pieter van Dokkum, giáo sư thiên văn học tại Đại học Yale đồng thời là thành viên nhóm tổng hợp hình ảnh, cho biết.
Các nhà khoa học nói tấm ảnh Hubble Legacy Field có công dụng như một quyển sách lịch sử vì nhìn vào vũ trụ cũng đồng nghĩa với "nhìn vào" thời gian, khi ánh sáng của những ngôi sao và dải thiên hà di chuyển mất hàng nghìn năm để chúng ta có thể nhìn thấy.
Bức ảnh "thu gọn" một số thiên hà thành những chấm sáng li ti vì tấm ảnh chỉ thể hiện được khoảng 1/10 tỷ mức sáng trên thực tế của chúng. Những chấm sáng đó là thiên hà cách xa nhất và mắt người thường chỉ có thể quan sát được ở mức độ này khi không có kính viễn vọng.
Hình ảnh kính viễn vọng Hubble được chụp lại từ tàu con thoi Discovery. (Ảnh: NASA).
Dự án tổng hợp này có số thiên hà nhiều gấp 100 lần so với những khảo sát sâu về vũ trụ trước đây. Các nhà khoa học mô tả đây là "bức chân dung" toàn diện nhất cho đến nay của vũ trụ.
"Tấm ảnh này chứa đựng toàn bộ lịch sử quá trình phát triển của các thiên hà trong vũ trụ, từ giai đoạn "sơ sinh" đến khi hoàn toàn "trưởng thành". Sẽ không có bức ảnh nào vượt mặt được dự án này cho đến khi những kính viễn vọng vũ trụ thế hệ tương lai được đưa vào hoạt động", Garth Illingworth, trưởng nhóm tổng hợp hình ảnh tại Đại học California - Santa Cruz, khẳng định.
Một trong những kính viễn vọng thế hệ tương lai là kính viễn vọng James Webbs, dự kiến được phóng vào vũ trụ đầu thập niên 2020. Các nhà khoa học tin rằng dự án này có thể ghi nhận được các thiên hà đầu tiên được tạo ra sau vụ nổ Big Bang.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Bản đồ trái đất và các hành tinh
Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng. Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các thô

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

10 câu đố vui về vũ trụ
Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.
