162 người chết trong động đất thảm khốc ở Indonesia

Giới chức Indonesia tối 21/11 cho biết số người thiệt mạng do vụ động đất xảy ra cùng ngày tại nước này đã tăng lên 162 người.


Một đứa trẻ bị thương được cha bế đến nơi chữa trị tại Cianjur, Indonesia, ngày 21/11. (Ảnh: Antara/Reuters).

Thông tin trên được đưa ra bởi ông Ridwan Kamil, Thống đốc tỉnh Tây Java - nơi xảy ra thảm họa, Reuters cho biết.

Con số mới được công bố đã tăng mạnh so với số liệu ngay trước đó, vốn ghi nhận 62 người tử vong. Thống đốc Ridwan Kamil cũng cho biết hàng trăm người đã bị thương và trên 13.000 người bị mất nhà cửa trong vụ việc.

Trận động đất có cường độ 5,6 độ đã xảy ra ở khu vực thành phố Cianjur, tỉnh Tây Java, Indonesia, nơi cách thủ đô Jakarta khoảng 75 km về phía đông nam.

Cơ quan Thời tiết và Địa vật lý Indonesia (BMKG) cho biết họ đã ghi nhận 25 dư chấn chỉ trong vòng hai giờ sau trận động đất.

Trong khi đó, cơ quan giảm nhẹ thiên tai Indonesia (BNPB) cho biết ít nhất 25 người vẫn đang bị mắc kẹt dưới đống đổ nát, theo Channel NewsAsia. Ông Abdul Muhari, người phát ngôn của BNPB, cho biết hoạt động tìm kiếm cứu nạn sẽ được tiến hành suốt cả đêm.


Nhà cửa tan hoang tại khu vực thành phố Cianjur, tỉnh Tây Java, Indonesia, nơi cách thủ đô Jakarta khoảng 75 km về phía đông nam. (Ảnh: Reuters).

Vani, một cư dân địa phương bị thương trong trận động đất, cho biết tường nhà bà đã bị đổ sập trong một cơn dư chấn. “Tường và tủ quần áo sập xuống”, bà nói với đài truyền hình địa phương Metro TV.

“Mọi thứ bị đè bẹp. Tôi không biết cha mẹ tôi hiện ra sao”.

Ông Muchlis, một nhân chứng địa phương, cho biết cảm thấy “rùng mình” khi tường và trần văn phòng đổ sập.

“Tôi rất bàng hoàng. Tôi lo rằng một trận động đất nữa có thể xảy đến”, ông hồi tưởng.

Nhiều người dân ở thủ đô Jakarta cũng cảm nhận được cơn rung lắc do động đất. Một số tòa nhà văn phòng đã phải sơ tán, Reuters cho biết. Dù vậy, BNPB khẳng định trận động đất không có nguy cơ gây ra sóng thần.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Con sông hẹp nhất thế giới chỉ rộng vài centimet

Con sông hẹp nhất thế giới chỉ rộng vài centimet

Sông Hualai ở Trung Quốc, dài hơn 17km nhưng có chiều rộng trung bình chỉ 15 cm. Nơi hẹp nhất của nó chỉ rộng 4cm.

Đăng ngày: 02/07/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 28/06/2025
Những ứng dụng của kim loại Bạc từ quá khứ đến hiện tại

Những ứng dụng của kim loại Bạc từ quá khứ đến hiện tại

Bạc là một trong những kim loại linh hoạt nhất trên Trái đất, với sự kết hợp độc đáo giữa các công dụng như một kim loại quý và kim loại công nghiệp.

Đăng ngày: 26/06/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 25/06/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 23/06/2025
Bão

Bão "cyclone", bão "typhoon" và bão "tropical storm" có gì khác biệt?

Khi theo dõi thông tin về các cơn bão lớn trên thế giới, chúng ta thường thấy những cụm từ này. Vậy, chúng có gì khác biệt?

Đăng ngày: 23/06/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 22/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News