2 triệu chứng đặc biệt nhận biết Omicron "tàng hình" - biến thể đã có tại Việt Nam

Theo một báo cáo của Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, các nhà khoa học đã phát hiện thêm hai triệu chứng đặc biệt khác của biến thể Omicron "tàng hình" so với phiên bản gốc.

Nhức đầu, đau/ngứa cổ họng, hắt hơi, chảy nước mũi và đau mỏi người vẫn là những triệu chứng phổ biến ở những người nhiễm BA.2.

Tuy nhiên, theo một báo cáo của Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, các nhà khoa học đã phát hiện thêm hai triệu chứng đặc biệt khác của BA.2, đó là chóng mặt và mệt mỏi.

Các triệu chứng khác có thể xuất hiện khi nhiễm Omicron "tàng hình" là:

  • Sốt và đau nhức cơ thể.
  • Mất vị giác.
  • Buồn nôn hoặc nôn.
  • Đau bụng.
  • Ho khan.
  • Đau cơ.
  • Nhịp tim nhanh.
  • Khó thở trong trường hợp nghiêm trọng.

Omicron "tàng hình" có lây lan nhanh hơn?

2 triệu chứng đặc biệt nhận biết Omicron tàng hình - biến thể đã có tại Việt Nam

Báo cáo của Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ cũng tiết lộ thêm rằng BA.2 có khả năng lây nhiễm cao hơn 30% so với biến thể Omicron ban đầu.

Các nghiên cứu sơ bộ cho rằng BA.2 có thể thoát khỏi hệ miễn dịch được tạo ra bởi vaccine và khả năng miễn dịch từ lần nhiễm Covid-19 trước đó.

Một nghiên cứu của Đan Mạch trên 8.500 hộ gia đình và 18.000 cá nhân đã phát hiện ra rằng BA.2 lây truyền cao hơn hẳn so với BA.1. Đồng thời, nghiên cứu cho thấy biến thể phụ này của Omicron còn có khả năng né tránh miễn dịch vaccine cao hơn BA.1.

Tuy nhiên, trong một bản cập nhật gần đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói rằng biến thể phụ của Omicron không nghiêm trọng hơn so với biến thể ban đầu.

"Chúng tôi không nhận thấy bất kỳ sự khác biệt nào về mức độ nghiêm trọng giữa BA.2 so với BA.1", bà Maria Van Kerkhove, nhà dịch tễ học bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm phản ứng Covid-19 của WHO đăng tải trên mạng xã hội.

Tuy nhiên, bà vẫn nhấn mạnh: "Omicron không phải là một biến thể gây bệnh 'nhẹ', nó chỉ ít nghiêm trọng hơn Delta mà thôi".

Omicron "tàng hình" khác với Omicron ban đầu

Các báo cáo ban đầu cho biết BA.2 khó theo dõi hơn nhiều so với biến thể Omicron ban đầu bởi nó thiếu gen S trong protein gai, gen giúp phát hiện Covid-19. Bình thường, các chuyên viên y tế có thể phát hiện Omicron một cách dễ dàng bằng xét nghiệm RT PCR. Tuy nhiên, ở phiên bản Omicron "tàng hình", gen này bị mất đi và khiến cho việc phát hiện khó khăn hơn.

Tuy nhiên, nhờ giải trình tự bộ gen, chúng ta vẫn có thể phát hiện được biến thể phụ mới này, mặc dù để có được kết quả sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Omicron "tàng hình" có đáng ngại?

2 triệu chứng đặc biệt nhận biết Omicron tàng hình - biến thể đã có tại Việt Nam
Biến thể phụ của Omicron, BA.2 rất khó để phát hiện. (Ảnh: Shutterstock/Naeblys)

Tiến sĩ Barton F. Haynes, Giám đốc viện vaccine, Đại học Duke (Hoa Kỳ), nói rằng BA.2 là biến thể phụ đáng lo ngại do những thay đổi phân tử của nó.

"Vì BA.2 quá khác với Omicron ban đầu nên nó có thể thoát khỏi các vaccine hiện tại cũng như các kháng thể trung hòa Omicron BA.1. Cho đến thời điểm này, chúng tôi đang nghiên cứu thêm về BA-2 để xem liệu các kháng thể trung hòa do vaccine hiện tại có vô hiệu hóa được biến thể phụ này hay không.

Cho dù là BA.2, hay bất kỳ biến thể phụ nào khác của Omicron hoặc của SARS-CoV-2, một bằng chứng không thể chối cãi rằng vaccine hiện vẫn có hiệu quả trong việc bảo vệ con người trước sự lây nhiễm virus và có hiệu quả cao trong việc bảo vệ trước nguy cơ bị bệnh nặng hoặc tử vong do nhiễm SARS-CoV-2", Tiến sĩ Richard Reithinger, phó chủ tịch y tế toàn cầu của Tổ chức Quốc tế RTI (một tổ chức phi lợi nhuận về lĩnh vực y tế tại Hoa Kỳ) cho hay.

Tiến sĩ Reithinger khuyến cáo: "Ngoài ra, ngay cả khi đã tiêm vaccine, mọi người nên tuân thủ các biện pháp khác, chẳng hạn như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và sát khuẩn tay thường xuyên, đặc biệt ở những nơi đông người và/hoặc nơi có khả năng lây truyền cao".

Loading...
TIN CŨ HƠN
F0 vừa khỏi bệnh, đi làm tiếp xúc với F0 mới có bị lại luôn không?

F0 vừa khỏi bệnh, đi làm tiếp xúc với F0 mới có bị lại luôn không?

Liệu F0 vừa khỏi bệnh có nguy cơ tái nhiễm khi tiếp xúc gần với những người mới phát hiện “2 vạch” hay không? Hãy cùng nghe giải đáp từ chuyên gia.

Đăng ngày: 14/03/2022
Biến thể

Biến thể "deltacron" lai giữa delta và omicron có đáng lo ngại?

Biến thể lai mới, kết hợp từ cả hai biến thể omicron và delta của SARS-CoV-2, tạm gọi là " deltacron", đã được xác nhận thông qua giải trình tự bộ gene.

Đăng ngày: 14/03/2022
Phương pháp giúp phát hiện người mắc Covid-19 không cần xét nghiệm

Phương pháp giúp phát hiện người mắc Covid-19 không cần xét nghiệm

Trong việc chẩn đoán và điều trị người bệnh Covid-19, việc sử dụng hình chụp X-quang là phương pháp chẩn đoán hình ảnh dễ tiếp cận.

Đăng ngày: 13/03/2022
Kháng thể dự phòng Covid-19 được các nước sử dụng thế nào?

Kháng thể dự phòng Covid-19 được các nước sử dụng thế nào?

Liệu pháp kháng thể Evusheld được Mỹ, Australia và Singapore cấp phép dùng cho người suy giảm miễn dịch hoặc không thể tiêm vaccine, hiệu quả giảm 77% nguy cơ nhiễm nCoV có triệu chứng.

Đăng ngày: 12/03/2022
Top 4 loại thực phẩm cần tránh khi vừa khỏi Covid-19

Top 4 loại thực phẩm cần tránh khi vừa khỏi Covid-19

Những loại thực phẩm này được chuyên gia cảnh báo có thể gây hại cho sức khoẻ người vừa khỏi Covid-19.

Đăng ngày: 11/03/2022
F0 khỏi bệnh, tại sao vẫn ho dai dẳng tưởng chừng

F0 khỏi bệnh, tại sao vẫn ho dai dẳng tưởng chừng "bay cả lồng ngực"?

Nhiều người bệnh sau khi âm tính với SARS-CoV-2 vẫn tiếp tục ho, thậm chí dai dẳng và dữ dội hơn.

Đăng ngày: 11/03/2022
Phát hiện thêm nhiều các ca nhiễm biến thể lai

Phát hiện thêm nhiều các ca nhiễm biến thể lai "Deltacron" tại Mỹ và châu Âu

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ít nhất 17 trường hợp nhiễm phiên bản virus SARS-CoV-2 được lai giữa gene của Delta và Omicron tại Mỹ và châu Âu.

Đăng ngày: 10/03/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News