Phát hiện thêm nhiều các ca nhiễm biến thể lai "Deltacron" tại Mỹ và châu Âu

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ít nhất 17 trường hợp nhiễm phiên bản virus SARS-CoV-2 được lai giữa gene của Delta và Omicron tại Mỹ và châu Âu.

Phát hiện thêm nhiều các ca nhiễm biến thể lai Deltacron tại Mỹ và châu Âu
Bác sĩ khám cho một bệnh nhân bị chứng hậu Covid-19 tại Tel Aviv, Israel. (Ảnh: Reuters)

Là tác giả chính của bản báo cáo, ông Philippe Colson tại Viện nghiên cứu bệnh truyền nhiễm IHU (Pháp) cho hay do mới chỉ xác định được số ít trường hợp nhiễm biến thể lai giữa Delta và Omicron, hay còn gọi là “Deltacron”, nên giới chuyên gia chưa thể khẳng định liệu biến thể lai này có khả năng lây lan nhanh hơn hoặc gây bệnh nặng hơn hay không.

Hãng Reuters đưa tin trong báo cáo được công bố trên trang dữ liệu khoa học medRxiv ngày 8/3, nhóm nghiên cứu của ông Colson cho biết đã có ba bệnh nhân ở Pháp bị nhiễm biến thể lai “Deltacron”.

Bên cạnh đó, công ty nghiên cứu di truyền học Helix mới đây thông báo đã xác định ở Mỹ có hai trường hợp nhiễm Deltacron.

Đáng chú ý, các nhóm chuyên gia khác đã báo cáo thêm 12 trường hợp nhiễm “Deltacron” ở châu Âu kể từ tháng 1. Biến thể này có protein gai của Omicron và cơ thể của Delta.

Sự tái tổ hợp gene của virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 ở người xảy ra khi hai biến thể khác nhau lây nhiễm vào cùng một tế bào chủ.

Ông Philippe Colson giải thích thêm: “Trong đại dịch Covid-19, hai hoặc nhiều biến thể đã cùng lưu hành trong cùng một khoảng thời gian và ở cùng khu vực địa lý. Điều này tạo cơ hội cho các biến thể kết hợp với nhau”. Ông và các đồng nghiệp cũng đã thiết kế một kit xét nghiệm PCR có thể nhanh chóng phát hiện loại biến thể lai trên.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Test nhanh vạch T đậm hay mờ có thể hiện Covid-19 nặng hay nhẹ?

Test nhanh vạch T đậm hay mờ có thể hiện Covid-19 nặng hay nhẹ?

Người dân thắc mắc, test nhanh vạch T xuất hiện đậm hay mờ có thể hiện mức độ bệnh nặng hay nhẹ?

Đăng ngày: 10/03/2022
Cách chữa sổ mũi, ngạt mũi do Covid-19

Cách chữa sổ mũi, ngạt mũi do Covid-19

Nên uống nhiều nước ấm, trà thảo dược để làm thông mũi, loãng chất nhầy giúp xì mũi dễ hơn; xông hơi hoặc tắm nước ấm, súc miệng bằng nước muối.

Đăng ngày: 10/03/2022
Điều không nên làm trong vòng 30 phút trước khi test nhanh Covid-19

Điều không nên làm trong vòng 30 phút trước khi test nhanh Covid-19

Chuyên gia khuyến cáo mọi người không nên ăn uống ít nhất 30 phút trước khi làm xét nghiệm để tránh sai lệch kết quả.

Đăng ngày: 10/03/2022
Biến chủng Omicron tàng hình nguy hiểm như thế nào?

Biến chủng Omicron tàng hình nguy hiểm như thế nào?

Dòng phụ BA.2 của Omicron đã xuất hiện ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ. Đặc biệt, đây là biến chủng chiếm đa số trong các ca mắc mới ở nhiều nơi.

Đăng ngày: 09/03/2022
Nghiên cứu mới cho thấy: Mắc Covid-19 nhẹ cũng có thể gây thay đổi cấu trúc não

Nghiên cứu mới cho thấy: Mắc Covid-19 nhẹ cũng có thể gây thay đổi cấu trúc não

Đây là công trình đầu tiên sử dụng dữ liệu quét não (chụp cộng hưởng từ MRI) của người mắc Covid-19 trước khi họ nhiễm virus và vài tháng sau đó.

Đăng ngày: 09/03/2022
Rối loạn thần kinh thực vật hậu Covid-19 là gì?

Rối loạn thần kinh thực vật hậu Covid-19 là gì?

Cảm giác bồn chồn, lo lắng, giảm trí nhớ, chân tay lạnh, mệt mỏi, đánh trống ngực, khó thở... đều là các triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật hậu Covid-19.

Đăng ngày: 09/03/2022
Vì sao nhiều trường hợp vừa âm tính nhưng lại tái dương tính với SARS- CoV-2?

Vì sao nhiều trường hợp vừa âm tính nhưng lại tái dương tính với SARS- CoV-2?

Nhiều trường hợp sau khi mắc Covid-19 thì cho rằng đã bị Covid-19 và tiêm đủ 3 mũi vaccine sẽ có kháng thể cực mạnh và sẽ trở thành “F0 bất tử”.

Đăng ngày: 08/03/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News