Phát hiện biến thể lai giữa Delta và Omicron

Ngày 8-1, truyền thông quốc tế đưa tin các nhà khoa học ở Cyprus đã phát hiện biến thể mới "kết hợp các yếu tố của biến thể Delta và Omicron". Biến thể này được đặt tên là Deltacron.

Phát hiện biến thể lai giữa Delta và Omicron
Biến thể mới được cho là kết hợp các yếu tố của biến thể Delta và Omicron.

Theo Hãng tin Bloomberg, giáo sư khoa học sinh học Leondios Kostrikis tại Đại học Cyprus cho biết: "Hiện nay có các ca nhiễm cả biến thể Omicron và Delta. Và chúng tôi phát hiện ra chủng virus kết hợp giữa hai biến thể này".

Ông nói thêm biến thể này được đặt tên là "Deltacron" do các nhà khoa học Cyprus phát hiện biến thể này mang bộ gene của biến thể Delta nhưng có các dấu hiệu di truyền giống biến thể Omicron.

Giáo sư Kostrikis và nhóm nghiên cứu của ông đã xác định được 25 ca nhiễm biến thể này. Tần suất biến thể mới xuất hiện ở những người nhập viện cao hơn những người không nhập viện.

Trình tự gene của 25 ca mắc biến thể Deltacron đã được gửi tới GISAID, cơ sở dữ liệu quốc tế chuyên theo dõi những thay đổi của virus, vào hôm 7-1.

Hiện không rõ biến thể Deltacron có gây bệnh nặng hơn hay dễ lây lan hơn so với biến thể Delta và Omicron hay không. Nhưng theo quan điểm cá nhân của giáo sư Kostrikis, biến thể này cũng sẽ bị biến thể Omicron - vốn được cho rất dễ lây lan - thắng thế.

Tin tức về biến thể Deltacron xuất hiện trong bối cảnh biến thể Omicron đang tiếp tục lây lan trên toàn cầu, khiến số ca bệnh Covid-19 tăng vọt. Theo phân tích của kênh CNBC tính đến hôm 7-1, Mỹ ghi nhận hơn 600.000 ca mới mỗi ngày (tính trung bình trong 7 ngày), tăng 72% so với tuần trước đó.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thời điểm nào F0 dễ lây lan virus?

Thời điểm nào F0 dễ lây lan virus?

Thời điểm nào người bệnh Covid-19 có thể làm phát tán virus mạnh nhất?

Đăng ngày: 08/01/2022
Chiết xuất từ vi khuẩn ngăn nCoV bám vào tế bào

Chiết xuất từ vi khuẩn ngăn nCoV bám vào tế bào

OM-85, hợp chất phân giải tế bào lấy từ vi khuẩn, có thể ngăn chặn lây nhiễm nCOV bằng cách giảm khả năng liên kết của virus với thụ thể ACE2 ở bề mặt tế bào phổi.

Đăng ngày: 07/01/2022
Trung Quốc hé lộ thông tin chi tiết về phiên bản

Trung Quốc hé lộ thông tin chi tiết về phiên bản "tàng hình" của biến thể Omicron

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã công bố thông tin chi tiết về dòng BA.2 của biến thể “siêu đột biến” Omicron.

Đăng ngày: 06/01/2022
CORBEVAX: Loại vaccine Covid đặc biệt nhất thế giới, hơn cả Pfizer, Moderna hay AstraZeneca

CORBEVAX: Loại vaccine Covid đặc biệt nhất thế giới, hơn cả Pfizer, Moderna hay AstraZeneca

CORBEVAX giống như một món quà dành cho toàn nhân loại - theo lời các chuyên gia y tế.

Đăng ngày: 06/01/2022
WHO thông báo về biến thể mới IHU phát hiện lần đầu tiên ở Pháp

WHO thông báo về biến thể mới IHU phát hiện lần đầu tiên ở Pháp

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã lên tiếng về biến thể của virus SARS-CoV-2, có tên gọi là IHU hay B.1.640.2, được phát hiện đầu tiên ở Pháp cuối năm 2021.

Đăng ngày: 06/01/2022
Israel phát hiện ca

Israel phát hiện ca "florona" - nhiễm trùng Covid-19 kép đầu tiên trên thế giới

Truyền thông Israel đưa tin, trường hợp mắc bệnh 'florona' - nhiễm trùng kép giữa Covid-19 và cúm - được phát hiện ở một phụ nữ đến Trung tâm Y tế Rabin trong tuần này để sinh con.

Đăng ngày: 04/01/2022
Lý giải nguyên nhân biến chủng Omicron gây bệnh nhẹ hơn biến chủng Delta

Lý giải nguyên nhân biến chủng Omicron gây bệnh nhẹ hơn biến chủng Delta

Một loạt các nghiên cứu mới trên động vật thí nghiệm và mô người đang cung cấp những lý giải đầu tiên vì sao biến thể Omicron gây bệnh nhẹ hơn so với những biến thể khác của SARS-CoV-2.

Đăng ngày: 03/01/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News