Chiết xuất từ vi khuẩn ngăn nCoV bám vào tế bào

OM-85, hợp chất phân giải tế bào lấy từ vi khuẩn, có thể ngăn chặn lây nhiễm nCOV bằng cách giảm khả năng liên kết của virus với thụ thể ACE2 ở phổi.

Nhóm nghiên cứu ở Trung tâm Khoa học Sức khỏe của Trường Y Đại học Arizona, Tucson nhận thấy kết hợp chiết xuất vi khuẩn sử dụng ở châu Âu để điều trị bệnh hô hấp có thể cung cấp phương pháp mới nhằm ngăn chặn hoặc giảm lây nhiễm nCoV. Nghiên cứu công bố trên tạp chí Allergy and Clinical Immunology hôm 9/12/2021 cho thấy hỗn hợp chiết xuất vi khuẩn có tên OM-85 ngăn chặn lây nhiễm nCoV bằng cách giảm khả năng bám vào tế bào phổi của virus. OM-85 là lysate, hợp chất phân tử chiết xuất từ thành tế bào của vi khuẩn, thường dùng để phòng ngừa viêm đường hô hấp trên ở người lớn và trẻ em.

Chiết xuất từ vi khuẩn ngăn nCoV bám vào tế bào
Mô phỏng nCoV tấn công tế bào. (Ảnh: NIAID).

"Các phương pháp ngăn chặn lây nhiễm hiện nay dựa vào vaccine để kích thích hệ miễn dịch phản ứng bằng cách sản sinh kháng thể. Kháng thể bám vào một vị trí chuyên biệt (đóng vai trò giống chìa khóa) trên virus và ngăn nó liên kết với thụ thể (hoạt động giống ổ khóa) ở mặt ngoài tế bào phổi. Nghiên cứu này đánh dấu lần đầu tiên các nhà khoa học nhắm vào thụ thể - ổ khóa bằng chiết xuất vi khuẩn và chứng minh tác dụng ngăn chặn virus sống của hợp chất. Về cơ bản, chúng tôi loại bỏ ổ khóa khỏi thành tế bào để "chìa khóa" của virus không có chỗ cắm vào", tiến sĩ Donata Vercelli, giáo sư tế bào và y học phân tử ở Trường Y Đại học Arizona, giải thích.

Khi tiến vào phổi, nCoV liên kết với thụ thể enzyme chuyển đổi angiotensin 2 (ACE2) ở màng ngoài tế bào phổi. Một enzyme tế bào thay đổi hình dáng của protein virus để nCoV có thể xâm nhập qua lớp màng và lây nhiễm tế bào. Khi đại dịch bắt đầu, Vercelli và Vadim Pivniouk, phó giáo sư ở Khoa tế bào và y học phân tử, cùng với nhiều thành viên khác trong nhóm, xem xét dữ liệu họ thu thập được trong nghiên cứu ngăn ngừa bệnh suyễn, để kiểm trab liệu OM-85 có tác động tới thụ thể ACE2 hay không.

Vercelli cộng tác với tiến sĩ Janko Nikolich-Žugich, giáo sư kiêm trưởng Khoa miễn dịch học và nhà khoa học Jennifer Uhrlaub. Họ phát hiện OM-85 giúp ngăn chặn lây nhiễm nCoV thông qua giảm mức độ biểu hiện của thụ thể ACE2. "ACE2 là bộ phận mấu chốt", Vercell cho biết. "Không có liên kết ban đầu, toàn bộ quá trình lây nhiễm sẽ chệch hướng và bị ngăn chặn".

Cơ chế để OM-85 ngăn chặn virus lây nhiễm khác với vaccine hoặc phương pháp điều trị bằng kháng thể vốn tập trung vào protein virus. Bằng cách nhắm vào thụ thể, OM-85 "đóng" mọi cánh cửa để nCoV xâm nhập tế bào. Điều này có thể khiến OM-85 trở nên hiệu quả với bất kỳ biến chủng nào lây nhiễm tế bào qua thụ thể ACE2.

"Hệ thống miễn dịch bẩm sinh của chúng ta tiến hóa dưới những áp lực môi trường như virus, nhưng lối sống hiện nay thường không cung cấp cơ hội để phát triển miễn dịch bảo vệ", Vercelli nói. "Ý tưởng của chúng tôi là sử dụng lysate vi khuẩn để hướng dẫn hệ miễn dịch bảo vệ con người trước virus, tương tự những người thường xuyên tiếp xúc với vật nuôi trong trang trại được bảo vệ trước nhiều loại vi khuẩn và vi sinh vật". Theo Vercelli, phương pháp sử dụng lysate vi khuẩn như OM-85 có thể khuyến khích tương tác mạnh hơn giữa hệ miễn dịch và vi sinh vật.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Trung Quốc hé lộ thông tin chi tiết về phiên bản

Trung Quốc hé lộ thông tin chi tiết về phiên bản "tàng hình" của biến thể Omicron

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã công bố thông tin chi tiết về dòng BA.2 của biến thể “siêu đột biến” Omicron.

Đăng ngày: 06/01/2022
CORBEVAX: Loại vaccine Covid đặc biệt nhất thế giới, hơn cả Pfizer, Moderna hay AstraZeneca

CORBEVAX: Loại vaccine Covid đặc biệt nhất thế giới, hơn cả Pfizer, Moderna hay AstraZeneca

CORBEVAX giống như một món quà dành cho toàn nhân loại - theo lời các chuyên gia y tế.

Đăng ngày: 06/01/2022
WHO thông báo về biến thể mới IHU phát hiện lần đầu tiên ở Pháp

WHO thông báo về biến thể mới IHU phát hiện lần đầu tiên ở Pháp

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã lên tiếng về biến thể của virus SARS-CoV-2, có tên gọi là IHU hay B.1.640.2, được phát hiện đầu tiên ở Pháp cuối năm 2021.

Đăng ngày: 06/01/2022
Israel phát hiện ca

Israel phát hiện ca "florona" - nhiễm trùng Covid-19 kép đầu tiên trên thế giới

Truyền thông Israel đưa tin, trường hợp mắc bệnh 'florona' - nhiễm trùng kép giữa Covid-19 và cúm - được phát hiện ở một phụ nữ đến Trung tâm Y tế Rabin trong tuần này để sinh con.

Đăng ngày: 04/01/2022
Lý giải nguyên nhân biến chủng Omicron gây bệnh nhẹ hơn biến chủng Delta

Lý giải nguyên nhân biến chủng Omicron gây bệnh nhẹ hơn biến chủng Delta

Một loạt các nghiên cứu mới trên động vật thí nghiệm và mô người đang cung cấp những lý giải đầu tiên vì sao biến thể Omicron gây bệnh nhẹ hơn so với những biến thể khác của SARS-CoV-2.

Đăng ngày: 03/01/2022
Mối nguy hiểm không ngờ tới của biến thể Omicron

Mối nguy hiểm không ngờ tới của biến thể Omicron

Dù ít gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn so với biến thể Delta nhưng biến thể Omicron vẫn gây ra mối nguy hiểm tương tự hoặc thậm chí lớn hơn những biến thể từng xuất hiện trước nó.

Đăng ngày: 31/12/2021
Covid-19 làm suy giảm số lượng và chất lượng tinh trùng nhưng không khiến tinh trùng dị dạng

Covid-19 làm suy giảm số lượng và chất lượng tinh trùng nhưng không khiến tinh trùng dị dạng

Trong số 106 bệnh nhân khỏi Covid-19 được làm xét nghiệm tinh dịch đồ, các nhà khoa học đã tìm thấy ít nhất 1 bệnh nhân bị vô sinh tạm thời.

Đăng ngày: 30/12/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News