Mối nguy hiểm không ngờ tới của biến thể Omicron

Dù ít gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn so với biến thể Delta nhưng biến thể Omicron vẫn gây ra mối nguy hiểm tương tự hoặc thậm chí lớn hơn những biến thể từng xuất hiện trước nó.

Trên toàn cầu, sự xuất hiện của biến thể Omicron cùng lúc trở thành tin tốt và tin xấu. Với những thông tin chúng ta biết được về biến thể này, rủi ro mà nó gây ra vẫn liên tục thay đổi. Mặc dù Omicron sẽ không gây ra một loại bệnh mới nhưng nó tiếp tục khiến chúng ta phải “đau đầu”.

Mối nguy hiểm không ngờ tới của biến thể Omicron
Trên toàn cầu, sự xuất hiện của biến thể Omicron cùng lúc trở thành tin tốt và tin xấu. (Ảnh minh họa: Al Jazeera).

Biến thể nhẹ hơn?

Đầu tiên, tin tốt là: Nghiên cứu của Cao đẳng Hoàng gia London đã đồng tình với những gì các nhà nghiên cứu Nam Phi công bố hồi tháng 11, đó là các trường hợp nhiễm biến thể Omicron có ít nguy cơ phải nhập viện hơn so với các trường hợp nhiễm biến thể Delta.

Nghiên cứu trên đã xem xét 325.000 người dương tính với virus SARS-COV-2 qua xét nghiệm PCR ở Anh từ ngày 1 - 14/12 với 56.000 trường hợp nhiễm biến thể Omicron và 269.000 trường hợp nhiễm biến thể Delta. Nghiên cứu này cũng cho thấy nguy cơ cần điều trị tại bệnh viện ở các trường hợp nhiễm biến thể Omicron thấp hơn 20 - 25% so với các trường hợp nhiễm biến thể Delta.

Nghiên cứu trên còn cho thấy 2 liều vaccine không đủ để bảo vệ chúng ta trước các biến thể và việc tiêm mũi tăng cường là cách tốt nhất cũng như an toàn nhất để đối phó với Omicron cũng như Delta. Cũng trong nghiên cứu trên, các trường hợp từng mắc Covid-19 trước đó giảm một nửa nguy cơ phải nhập viện nếu nhiễm biến thể Omicron. Dù vậy, các nhà khoa học vẫn thận trọng trước việc dựa vào miễn dịch tự nhiên để ứng phó với Covid-19 khi các biến thể không chỉ gây ra các triệu chứng nghiêm trọng và tử vong mà còn gây ra tình trạng Covid kéo dài, do đó việc tiêm vaccine vẫn là một lựa chọn an toàn hơn.

Giáo sư Neil Ferguson, người dẫn đầu nghiên cứu, cho biết mặc dù những dấu hiệu trên là tin tốt nhưng chúng ta vẫn cần thận trọng bởi sự tăng vọt số ca nhiễm biến thể Omicron có thể khiến số ca nhập viện gia tăng trong thời gian dài.

Một nghiên cứu khác từ Nam Phi cũng cho thấy biến thể Omicron dẫn đến số ca nhập viện thấp hơn. Nghiên cứu trên được tiến hành bởi Viện Nghiên cứu Quốc gia về Các bệnh Truyền nhiễm (NICD) với hơn 160.000 người dương tính với virus SARS-CoV-2 từ 1/10 - 6/12. Theo đó, những người nhiễm biến thể Omicron ít có nguy cơ phải nhập viện hơn tới 80% so với những người nhiễm các biến thể khác. Dù vậy, các tác giả cho rằng khó có thể khẳng định chính xác điều này bởi biến thể Omicron chỉ gây ra các triệu chứng nhẹ hoặc do người dân Nam Phi đã có mức độ miễn dịch nhất định bởi từng mắc bệnh trước đó hoặc đã được tiêm vaccine.

Một nghiên cứu từ Edinburgh cũng cho thấy những người nhiễm biến thể Omicron có nguy cơ nhập viện thấp hơn 65% so với những người nhiễm biến thể Delta.

Những kết quả trên có lẽ là tin tốt nhưng hiện có lẽ chưa phải lúc để chúng ta "ngủ quên" trên chiến thắng.

Mối nguy hiểm không ngờ tới của Omicron

Điều khiến sự xuất hiện của Omicron trở thành một tin xấu với nhân loại chính là số ca nhiễm biến thể này đang gia tăng khắp thế giới, nhanh hơn nhiều so với suy nghĩ ban đầu của chúng ta. Mỹ và Anh đều ghi nhận số ca mắc trong ngày cao kỷ lục với New York và London là những thành phố chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Thậm chí cả khi số ca nhiễm biến thể Omicron ít nghiêm trọng và cần nhập viện hơn tới 40 - 50% thì nếu số ca mắc tăng lên gấp 3 lần, điều này sẽ dẫn đến số ca nhập viện và tử vong thậm chí còn nhiều hơn các trường hợp nhiễm biến thể Delta.

Tuy nhiên, vấn đề không chỉ nằm ở số ca nhập viện và tử vong. Khi ai đó dương tính với SARS-CoV-2, họ sẽ phải cách ly. Với biến thể Omicron dễ lây nhiễm như vậy, số ca dương tính sẽ tăng lên nhanh chóng, dẫn đến nhiều người không thể đi làm. Điều này sẽ bắt đầu ảnh hưởng đến các lực lượng tuyến đầu như nhân viên y tế, cảnh sát, lính cứu hỏa và các hoạt động vận tải.

Khi điều này xảy ra, những cơ quan thiết yếu trên sẽ phải tạm dừng hoạt động và hủy bỏ lịch trình. Có lẽ chúng ta có thể chịu đựng được việc những chuyến tàu bị hủy bỏ. Đó là sự bất tiện chứ chưa tới mức đe dọa đến mạng sống. Nhưng điều gì xảy ra nếu các hoạt động trong bệnh viện phải hủy bỏ do thiếu nhân viên? Nhiều hệ thống y tế trên thế giới phải dừng một số hoạt động trong giai đoạn đầu của đại dịch do các nhân viên y tế tập trung điều trị cho các bệnh nhân mắc Covid-19. Chúng ta đã nghe tới không ít trường hợp phải chờ xe cấp cứu hàng tiếng đồng hồ do thiếu nhân lực, các trường hợp mắc ung thư phải trì hoãn điều trị và việc phẫu thuật có thể bị hủy bỏ. Biến thể Omicron có lẽ gây ra những triệu chứng nhẹ hơn nhưng nó đang tạo ra mối đe dọa chết người với hệ thống y tế cũng nghiêm trọng như bất kỳ biến thể nào trước đó.

Một điều nguy hiểm nữa là nếu tiếp tục vin vào việc biến thể Omicron gây ra các triệu chứng "nhẹ hơn", nhiều người sẽ trở nên chủ quan trong việc thực hiện những biện pháp phòng ngừa dịch bệnh như xét nghiệm hoặc đeo khẩu trang. Điều đó cũng có thể dẫn đến ít người đi tiêm mũi vaccine tăng cường hơn, từ đó khiến số ca mắc gia tăng và cuối cùng làm tăng số ca nhập viện cũng như tử vong.

Các chính phủ trên thế giới có phản ứng khác nhau trước sự xuất hiện và lây lan của biến thể Omicron. Những quốc gia như Hà Lan đã thực hiện biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt trong khi Mỹ và Anh vẫn nới lỏng các biện pháp hạn chế. Tuy nhiên lịch sử đã cho chúng ta thấy, càng hành động nhanh, chúng ta càng ở vị thế thuận lợi hơn để phản ứng trước dịch bệnh.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Covid-19 làm suy giảm số lượng và chất lượng tinh trùng nhưng không khiến tinh trùng dị dạng

Covid-19 làm suy giảm số lượng và chất lượng tinh trùng nhưng không khiến tinh trùng dị dạng

Trong số 106 bệnh nhân khỏi Covid-19 được làm xét nghiệm tinh dịch đồ, các nhà khoa học đã tìm thấy ít nhất 1 bệnh nhân bị vô sinh tạm thời.

Đăng ngày: 30/12/2021
Định nghĩa mới nhất của Bộ Y tế về F0, F1 và ca bệnh giám sát - nghi ngờ

Định nghĩa mới nhất của Bộ Y tế về F0, F1 và ca bệnh giám sát - nghi ngờ

Trong đó người được coi là F0 được xác định khi có 1 trong 4 yếu tố, F1 cũng được xác định khi có 1 trong 4 yếu tố và ca bệnh giám sát - nghi ngờ được xác định khi có 1 trong 5 yếu tố.

Đăng ngày: 30/12/2021
Phát hiện kháng thể có thể vô hiệu hóa biến chủng Omicron

Phát hiện kháng thể có thể vô hiệu hóa biến chủng Omicron

Trong một cuộc nghiên cứu mới đây, một nhóm nhà khoa học quốc tế đã phát hiện các kháng thể có thể vô hiệu hóa Omicron và các biến chủng khác của virus SARS-CoV-2 gây đại dịch Covid-19.

Đăng ngày: 30/12/2021
CDC Mỹ công bố nghiên cứu mới về thời gian ủ bệnh của Omicron

CDC Mỹ công bố nghiên cứu mới về thời gian ủ bệnh của Omicron

Thời gian ủ bệnh của F0 nhiễm chủng Omicron có thể rơi vào khoảng 72 tiếng, ngắn hơn so với các chủng khác, theo một nghiên cứu mới vừa được CDC Mỹ công bố.

Đăng ngày: 29/12/2021
Việt Nam ghi nhận ca nhiễm biến chủng Omicron đầu tiên

Việt Nam ghi nhận ca nhiễm biến chủng Omicron đầu tiên

Bộ Y tế cho biết đã triển khai các biện pháp phòng chống, kiểm soát từ tối 27/12 sau khi ghi nhận ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên là một hành khách từ Anh về.

Đăng ngày: 28/12/2021
Lỗ hổng lớn bí ẩn trong

Lỗ hổng lớn bí ẩn trong "cây gia đình" của biến thể Omicron

Làm thế nào Omicron lại tạo ra rất nhiều đột biến trên các protein gai của nó, mà không có bất kỳ bước tiến hóa trung gian nào thông qua các biến thể khác?

Đăng ngày: 28/12/2021
Cách sử dụng và đọc kết quả trên kit test Covid-19

Cách sử dụng và đọc kết quả trên kit test Covid-19

Theo hướng dẫn từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), người dân có thể tự thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2, hay còn gọi là test nhanh, dễ dàng tại nhà.

Đăng ngày: 27/12/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News