2017 có thể là năm nóng nhất trong lịch sử

Sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu với mức 1,1 độ C so với kỷ nguyên tiền công nghiệp có thể khiến 2017 sẽ là năm nóng nhất trong lịch sử.

Khí hậu thế giới liên tục ghi nhận nhiệt độ cao kỷ lục trong vòng ba năm qua. Nhiều dự đoán cho rằng năm nay sẽ tiếp tục thiết lập kỷ lục mới về nhiệt độ cao, theo Futurism.

Đi kèm với biến đổi khí hậu là sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu. Các thiên tai buộc con người nghiêm túc hơn trong việc đối phó với biến đổi khí hậu toàn cầu. Nhiệt độ cao được cho là nguyên nhân gây ra trận cháy rừng lan khắp Alberta, Canada, làm nước này thiệt hại 3,58 tỷ USD.

2017 có thể là năm nóng nhất trong lịch sử
Đợt cháy rừng lớn được cho là hậu quả của biến đổi khí hậu. (Ảnh: Futurism).

Những đợt sóng nhiệt lớn ở Bắc Cực cũng làm nước biển dâng cao, tàn phá đời sống hoang dã nơi đây. Khí hậu biến đổi dẫn tới thay đổi về môi trường và nhiệt độ, gây ra hiện tượng trắng hóa rạn san hô. Trên thực tế, các nhà khoa học đã liệt nhiều rạn san hô vào "giai đoạn cuối", với nhiều phần không còn khả năng phục hồi.

Người dân Haiti vẫn đang trực tiếp trải qua những hậu quả chết người của biến đổi khí hậu. Bão Matthew tàn phá khắp nước này, tới nay các hậu quả vẫn chưa thể khắc phục hoàn toàn. Nhiệt độ tăng liên tục như hiện nay sẽ có tác động rất nhanh chóng.

Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết nhiệt độ trung bình thế giới năm ngoái đã tăng lên 1,1 độ C so với kỷ nguyên tiền công nghiệp. Con số này có thể khiến nhiều người cho rằng đó không phải vấn đề lớn. Nhưng mức tăng nhỏ như vậy cũng đủ sức gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng trên toàn thế giới.

Điều thiết yếu hiện nay là sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo thay thế cho nhiên liệu hóa thạch. Thông qua giáo dục và nghiên cứu, con người có thể đổi mới, tiếp tục tạo ra nhiều phương pháp cung cấp năng lượng cho đời sống mà không đặt Trái Đất vào tình trạng nguy hiểm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Đảo núi lửa ở Nhật Bản có thể giúp bảo tồn các rạn san hô

Đảo núi lửa ở Nhật Bản có thể giúp bảo tồn các rạn san hô

Các nhà khoa học cho biết mấu chốt sự sống còn của các rạn san hô ngầm đang bị đe dọa trên thế giới có thể nằm ở các vùng biển bao quanh Shikine, một đảo núi lửa nhỏ ở ngoài khơi bờ biển Nhật Bản.

Đăng ngày: 20/04/2017
Miền Bắc chuẩn bị đón đợt không khí lạnh mới

Miền Bắc chuẩn bị đón đợt không khí lạnh mới

Trong hôm nay, nhiều khu vực Tây Bắc Bộ kéo vào đến Thanh Hoá - Phú Yên sẽ có nắng nóng mạnh.

Đăng ngày: 20/04/2017
Cảnh núi lửa phun tuyệt đẹp quay bởi drone

Cảnh núi lửa phun tuyệt đẹp quay bởi drone

Nhờ công cụ hiện đại và an toàn này, các nhà khoa học có thể tìm hiểu cặn kẽ hoạt động của núi lửa nhằm đưa ra những cảnh báo cho người dân địa phương trước khi thảm họa xảy ra.

Đăng ngày: 20/04/2017
Áp thấp nhiệt đới suy yếu, các tỉnh Bắc Bộ có mưa dông rải rác

Áp thấp nhiệt đới suy yếu, các tỉnh Bắc Bộ có mưa dông rải rác

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết hồi 1 giờ ngày 18/4, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 14,8 độ Vĩ Bắc; 116,0 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 460km về phía Bắc Nam.

Đăng ngày: 18/04/2017
Áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào biển Đông

Áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào biển Đông

Sáng nay 17/4, áp thấp nhiệt đới đã vượt qua miền Trung Philippines đi vào biển Đông, là áp thấp nhiệt đới đầu tiên trong năm 2017 này ở biển Đông.

Đăng ngày: 17/04/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News