3 chất gây ung thư hàng đầu ẩn náu xung quanh bạn, nhiều người không biết lại vô tư ăn hàng ngày
Bạn sẽ rất bất ngờ khi biết mình đang ăn phải những chất gây ung thư vào cơ thể mỗi ngày mà chẳng hay!
Trong những năm gần đây, tỷ lệ người mắc ung thư không ngừng tăng cao. Điều này không chỉ liên quan đến thói quen sinh hoạt, ăn uống không tốt mà xung quanh chúng ta cũng có thể tồn tại rất nhiều chất gây ung thư cấp độ 1. Tuy nhiên, nhiều người lại khá chủ quan bỏ qua với nguy cơ gặp phải điều này.
Thực tế, nếu thường xuyên tiếp xúc với chất gây ung thư hay thậm chí nuốt phải chúng thì nguy cơ mắc ung thư hoàn toàn có thể xảy ra.
Có 3 chất gây ung thư thường ẩn náu ngay xung quanh bạn, biết sớm để né ngay cũng chưa muộn!
1. Aflatoxin
Aflatoxin thường được tìm thấy trong những loại thực phẩm bị mốc và hư hỏng.
Aflatoxin hiện là chất độc có tác dụng gây ung thư mạnh nhất trên cơ thể. Độc tính của nó có thể cao gấp 68 lần asen (thạch tín), chỉ 1mg aflatoxin cũng có thể gây ung thư. Aflatoxin thường được tìm thấy trong những loại thực phẩm bị mốc và hư hỏng, nhất là loại có hàm lượng tinh bột cao.
Bên cạnh đó, có rất nhiều loại trái cây bị thối, hỏng cũng tiềm ẩn loại độc tố này. Thế nhưng, vì tiết kiệm nên đa số người thường cắt bỏ phần thối đi và tiếp tục sử dụng nốt phần còn lại. Thực chất, khi thực phẩm đã bị mốc hỏng thì độc tố aflatoxin sẽ lan sang hết sang xung quanh, ăn vào chỉ làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan.
2. Benzopyrene
Khi nướng thịt, chất benzopyrene sẽ được hình thành lên thông qua khói cháy tỏa ra.
Benzopyrene là một chất gây ung thư rất mạnh, chủ yếu tồn tại trong khí thải ô tô, thực phẩm chiên và hun khói. Đặc biệt là khi nấu ăn, chúng ta phải đặc biệt chú ý đến phần thức ăn bị cháy vì nó có thể sản sinh benzopyrene cao. Thế nên, bạn cần chú ý không đun dầu quá nóng khi nấu, đồng thời cố gắng ăn ít thịt nướng.
Khi nướng thịt, chất benzopyrene sẽ được hình thành lên thông qua khói cháy tỏa ra. Lượng benzopyrene khi nạp vào cơ thể quá nhiều có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe và về lâu dài dẫn đến ung thư. Benzopyrene chính là nguyên nhân của các loại ung thư như ung thư phổi, ung thư gan, ung thư đường ruột và ung thư dạ dày.
3. Nitrosamine
Chất độc này có thể xuất hiện trong những món dưa chua mà chúng ta tự muối tại nhà.
Đối với nitrosamine, chất này có thể xuất hiện trong những món dưa chua mà chúng ta tự muối tại nhà. Do quá trình lên men có thể làm sản sinh độc tố nitrosamine rất nhanh. Những món đồ muối chua khi tiêu thụ trong thời gian dài cũng có thể gây ung thư thực quản. Vì món này có chứa nhiều nitrit nên khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành hợp chất gây ung thư nitrosamine. Vậy nên, bạn cần cố gắng bổ sung càng nhiều vitamin C càng tốt vì loại vitamin này có thể ức chế quá trình tổng hợp các thành phần nitrosamine.
Đối với các sản phẩm thịt đã qua chế biến như xúc xích, thịt xông khói, giăm bông... thì hàm lượng nitrit tiềm ẩn bên trong không hề nhỏ. Bản thân nitrit không gây ung thư nhưng khi phản ứng với lượng protein thịt trong dạ dày sẽ tạo ra hợp chất nitrosamine (chất gây ung thư).

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?
Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc
Nhiều người cho rằng ăn thịt và uống rượu rắn độc sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Thực tế, về mặt sinh học, trong thịt và xương rắn luôn có độc tố và chúng có thể gây hại cho thực khách.

20 tác dụng thú vị của chanh tươi
Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết
Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền
Kiểu ăn "mỳ úp" rất quen thuộc trong các gia đình cần thay đổi nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe.

10 điều bạn cần biết về đậu phụ
Đậu phụ tốt hay không tốt cho sức khỏe của bạn còn tùy thuộc vào hàm lượng bạn tiêu thụ.
